Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa chỉ đạo triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tổng kiểm kê tài sản công

Tuyết Nhung 20/05/2024 22:02

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa chỉ đạo triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của TP.

Kết quả tổng kiểm kê tài sản công là cơ sở để TP nắm được thực trạng của tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý về các mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng.... Trên cơ sở đó, từng bước hoàn thiện hoặc kiến nghị hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng tài sản công, xử lý, khắc phục dứt điểm các tồn tại, hạn chế và đề xuất, triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP.Hà Nội giai đoạn tiếp theo.

Tiến độ tổng kiểm kê cụ thể: Đến ngày 31.12.2024 hoàn thành công tác chuẩn bị phục vụ tổng kiểm kê tài sản công.

Đến ngày 31.3.2025, hoàn thành việc tổng kiểm kê tại từng đối tượng thực hiện kiểm kê và báo cáo kết quả kiểm kê gửi cơ quan quản lý cấp trên (sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc TP, UBND quận, huyện, thị xã).

Đến ngày 15.4.2025, hoàn thành việc báo cáo kết quả kiểm kê từ cơ quan quản lý cấp trên; doanh nghiệp và đối tượng khác (đối với tài sản kết cấu hạ tầng) gửi các sở là đầu mối tổng hợp số liệu từng nhóm tài sản công.

Đến ngày 1.5.2025, hoàn thành việc báo cáo kết quả kiểm kê từ các sở, ngành là đầu mối tổng hợp số liệu từng nhóm tài sản công gửi Sở Tài chính để tổng hợp chung.

Đến ngày 15.6.2025, Sở Tài chính hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê, xây dựng báo cáo tổng hợp của UBND TP gửi Bộ Tài chính.

Phạm vi kiểm kê nhóm 1 gồm có: Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định, gồm: trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp), xe ô tô, tài sản cố định đặc thù, tài sản quy định tại mục A Phụ lục kèm theo Quyết định số 213 ngày 1.3.2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 2: Tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý (không bao gồm tài sản do Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, nguyên vật liệu... để đầu tư xây dựng), gồm: hạ tầng giao thông; hạ tầng cấp nước sạch; hạ tầng thủy lợi; hạ tầng thương mại là chợ; hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp; hạ tầng khu kinh tế; hạ tầng khu công nghệ cao; hạ tầng khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu là đê điều; hạ tầng cảng cá; hạ tầng thuộc thiết chế văn hóa, thiết chế thể thao ở cơ sở (cấp xã, cấp thôn), làng văn hóa; hạ tầng kỹ thuật là không gian xây dựng ngầm đô thị.

Đối tượng thực hiện kiểm kê gồm: Đối với tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội thuộc phạm vi quản lý của TP đang quản lý, sử dụng tài sản công.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và đối tượng khác đang quản lý tài sản kết cấu do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của TP.

UBND TP giao Sở Tài chính là cơ quan đầu mối, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp thuộc TP, UBND quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện kế hoạch này. Thời điểm chốt số liệu kiểm kê là 0 giờ ngày 1.1.2025.

Bài liên quan
TP.HCM công khai việc cho thuê, chuyển nhượng tài sản công
Các thông tin đấu thầu, đấu giá, niêm yết giá khi thực hiện mua sắm, thuê, sử dụng tài sản công để cho thuê, chuyển nhượng phải được đăng tải công khai, minh bạch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong 'kỷ nguyên vươn mình'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Theo các chuyên gia, đối với an ninh phi truyền thống (ANPTT), một sự cố nhỏ nếu không được xử lý kịp thời có thể bùng phát, trở thành vấn đề nghiêm trọng đe dọa an ninh quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tổng kiểm kê tài sản công