Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đến thăm và động viên cuộc sống của người dân khu vực Thượng thành - Di tích Kinh thành Huế.

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ 'sát cánh' cùng người dân khu vực Thượng thành

Lê Toàn | 12/04/2019, 19:00

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đến thăm và động viên cuộc sống của người dân khu vực Thượng thành - Di tích Kinh thành Huế.

          

“Chào ông Thọ!”

Hầu hết người dân nơi đây từ lớn tuổi tới trẻ tuổi đều quen mặt với ông Phan Ngọc Thọ và chào ông bằng câu nói tình cảm "chào ông Thọ!". Không chỉ ông Thọ mà nhiều lần các cán bộ cấp cao của Trung ương cũng đã đến thăm và khảo sát các hộ dân sống trên khu vực Thượng thành.  

Theo bà Nguyễn Thị Nhụ, tổ 14 phường Thuận Lộc chia sẻ thì hàng tháng đều có các đoàn cán bộ cấp cao đến thăm và khảo sát đời sống của người dân và gần đây nhất là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. "Thời gian rảnh ông Thọ thường xuyên đến thăm từng gia đình ở khu vực Thượng thành này, theo sát những khó khăn của từng hộ gặp phải, động viên để người dân an tâm về một ngày sẽ được chuyển đến nơi ở mới khang trang sạch đẹp hơn”, bà Nhụ kể về sự quan tâm của chính quyền giành cho người dân Thượng thành.

Nhiều đoàn các bộ cấp cao của T.Ư đến thăm và động viên người dân Thượng thành trước ngày di cư - Ảnh: Lê Toàn

Như những gì bà Nhụ kể lại, trong lần cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đi khảo sát khu vực Thượng thành trước khi thực hiện kế hoạch di dời, ông Thọ là người dẫn đoàn đi trước, gần như Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế thuộc hết mọi ngõ hẻm, lối đi trên Thượng thành, ông Thọ nói vui: “Tôi gần như quen hết các lối đi trong khu vực tổ 14 này rồi”.

Trước khi dời đi, người dân khu vực Thượng thành vẫn đau đáu việc sẽ không được ở cạnh nhau sau nhiều thế hệ là hàng xóm láng giềng, ông Thọ đã động viên từng người: “Trước sau gì bà con chúng ta cũng sẽ đến cùng một nơi ở, sẽ một thời gian ngắn thôi, người đến trước người đến sau nhưng cũng trong một khu vực, một tổ dân phố, trước bà con sẽ thấy buồn nhưng rồi sẽ vui lại”.

Cảnh di chuyển chật hẹp, sống chen chúc trong các khu nhà được xây dựng tạm bợ trên di tích kinh thành Huế - Ảnh: Lê Toàn

Trước khó khăn của người dân Thượng thành, ông Phan Ngọc Thọ chia sẻ rằng: “Sau bao nhiêu thời gian sống đời sống khổ cực, cuối cùng bà con ở Thượng thành cũng sắp được đến nơi ở mới, thời gian qua người dân nơi đây đã chịu quá nhiều thiệt thòi từ vấn đề bảo vệ di tích, không thể xây nhà cửa, sống cuộc sống khổ cực, đến cả lối đi lại cũng không có đủ cho chiếc xe máy”.

“An cư rồi mới lập nghiệp”

Trong cuộc họp cuối cùng trước khi chuyển đến nơi ở mới, người dân rất vui mừng và đồng lòng - Ảnh: thuathienhue.gov

Theo Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, cuối tháng 3 vừa qua UBND tỉnh đã tổ chức cuộc đối thoại cuối cùng với 523 hộ dân sắp được di dời trước để lắng nghe một lần nữa ý kiến của người dân rồi sau đó kế hoạch di dời sẽ được bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 và hoàn thành di dời 523 hộ dân trong năm 2019, rồi sau đó tiếp tục những hộ còn lại vào những năm tiếp theo với khoảng 4.200 hộ dân với 15.000 người, đến năm 2025 dự kiến hoàn thành. Ngoài kinh phí 2.700 tỉ đồng từ Trung ương, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến phải sử dụng ngân sách để xây dựng khu tái định cư vì đa số các hộ dân cần di dời có hoàn cảnh khó khăn.

Trong giai đoạn 2019-2021 dự kiến sẽ di dời khoảng 2.938 hộ dân với kinh phí khoảng 1.900 tỉ đồng, bình quân từ 600-650 tỉ đồng/năm.

Theo kế hoạch khi di dời, có hộ đi trước, hộ đi sau, các hộ dân sẽ chuyển về khu tái định cư phường Hương Sơ (TP.Huế), các hộ sẽ được bốc thăm phân lô nhà ở, có thể các hộ sẽ không còn ở sát cạnh nhà nhau như trước nhưng vẫn sẽ ở gần đó, trong cùng một khu vực tái định cư.

Câu nói ông Thọ muốn gửi đến các hộ dân Thượng thành trước ngày di dời là “an cư rồi mới lập nghiệp”, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tin rằng sau khi di dời về nơi ở mới, khang trang sạch sẽ hơn, giao thông thuận tiện hơn, người dân sẽ bắt đầu phát triển kinh tế, đặc biệt là những người trẻ tuổi sẽ có điều kiện học tập vươn lên lập nghiệp.

Ngoài ra, khi hoàn thành dự án di dời, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ có thêm không gian phát triển du lịch văn hóa với những địa điểm du lịch mới được biết đến như Thượng thành, Hộ Thành Hào, Hồ Tịnh Tâm… tôn tạo Kinh thành Huế nhằm bảo vệ di sản văn hóa.  

Lê Toàn

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Phan Ngọc Thọ 'sát cánh' cùng người dân khu vực Thượng thành