"Cái tồn tại lớn nhất của quản lý nhà nước về nợ công là gì? Đó là 3 cơ quan cùng làm việc quản lý nợ công. Một người đi đàm phán đi vay, một người về phân bổ số nợ vay, một người đi trả nợ. Một bất hợp lý mà chẳng có quốc gia nào giống chúng ta", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Chủ tịch Quốc hội: Cần thay đổi cách thức quản lý nợ công

Trí Lâm | 30/05/2017, 19:31

"Cái tồn tại lớn nhất của quản lý nhà nước về nợ công là gì? Đó là 3 cơ quan cùng làm việc quản lý nợ công. Một người đi đàm phán đi vay, một người về phân bổ số nợ vay, một người đi trả nợ. Một bất hợp lý mà chẳng có quốc gia nào giống chúng ta", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Có phần của tham nhũng, lãng phí

Tại buổi thảo luận tổ chiều 30.5 về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, tham nhũng và lãng phí lớn cũng là nguyên nhân khiến nợ công tăng cao. Chỉ riêng 12 dự án thua lỗ vừa qua đã mất hàng nghìn tỉ.

Theo vị này, tài sản của DNNN là tài sản Nhà nước. Do đó, DNNN phải có trách nhiệm nhất định trong nền kinh tế. Nếu DNNN vay nợ rồi phá sản thì nhà nước có đứng yên được không? Do đó, nợ DNNN tự vay tự trả không đưa vào nợ công nhưng phải đưa vào hạch toán và công bố rõ ràng.

Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), trong cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ chiếm 80%; nợ Chính phủ bảo lãnh 18%; nợ địa phương 1,5%... Do đó, một trong những giải pháp giảm nợ công hiện nay là Chính phủ phải khẩn trương cắt giảm đến mức tối đa khoản nợ bảo lãnh vay (đối với khoản vay của DNNN). Đây là khoản dễ thực hiện nhất, như vậy sẽ kéo giảm được nợ công xuống.

“Nên để DNNN tự vay, tự trả, Chính phủ chỉ nên bảo lãnh với những khoản nợ vay quốc gia, liên quan đến những khoản vốn sử dụng có tính lan tỏa trong cả nước. Bên cạnh đó, DNNN hoạt động hiệu quả cũng góp phần giảm gánh nặng nợ công”, ông Ngân nói.

Vị này cũng cho rằng cần phải quản lý việc cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chặt chẽ hơn và điều kiện phải cao hơn điều kiện bình thường. Tuy nhiên, dự thảo lại cho thấy điều kiện cho vay lại còn thấp hơn điều kiện bình thường.

Liên quan đến việc DNNN vay nợ các định chế tài chính quốc tế, đại biểu Phạm Phú Quốc nhận định, nếu DNNN không trả được nợ sẽ dẫn đến chỉ số tín nhiệm quốc gia bị hạ thấp, tạo rào cản cho việc quốc gia đi vay các gói vay mới.

“Theo đó, cần có định chế giám sát DNNN đi vay thì nguồn nào trả và trả như thế nào để không ảnh hưởng đến tín nhiệm quốc gia. Cùng với đó là phải có điều khoản quy định kiểm soát vượt trần nợcông”, ông Quốc nhấn mạnh.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh họp tổ thảo luận về Luật Quản lý nợ công và Luật Tố cáo - ảnh VPQH

Bên cạnh đó, còn có đại biểucho rằng Chính phủ đang phải "oằn mình" trả nợ thay cho các doanh nghiệp. Nhiều nghìn tỉđồng đã được Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ nước ngoài, đến khi doanh nghiệp thua lỗ, Chính phủ buộc phải đứng ra trả nợ.

Có thể tạo ra cuộc cách mạng về quản lý nợ công?

Cũng theo ông Quốc, hiện nay có 3 Bộ quản lý nợ công là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả thì nên quy về một mối. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trong vấn đề đàm phán vay tiền, trả nợ và chịu trách nhiệm các khoản chi.

Đồng tình với điều này, ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho biết cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tạo ra sự liên kết trong quá trình phân bổ vốn đầu tư. Vấn đề sử dụng hiệu quả vốn từ nợ công phải được đặt lên hàng đầu khi xem xét phân bổ vốn đầu tư.

Tham gia thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đánh giá, tồn tại lớn nhất về quản lý nợ công hiện nay đó là có tới 3 cơ quan cùng quản lý gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

"Cái tồn tại lớn nhất của quản lý nhà nước về nợ công là gì? Đó là 3 cơ quan cùng làm việc quản lý nợ công. Một người đi đàm phán đi vay, một người về phân bổ số nợ vay, một người đi trả nợ. Một bất hợp lý mà chẳng có quốc gia nào giống chúng ta", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội giải thích, ở các nước, NHNN không phải thành viên của Chính phủ mà là ngân hàng trung ương của các ngân hàng. Đi vay là Bộ Tài chính đàm phán đi vay, Bộ Tài chính mới là cơ quan được cử nằm trong các tổ chức tiền tệ quốc tế như World Bank, IMF, ADB.

“Do bộ máy của chúng taNHNN được xem là thành viên của Chính phủ, cơ quan ngang Bộ, Thống đốc NHNN là thành viên Chính phủ, nên các cuộc họp thường niên đại diện các nước làBộ Tài chính còn Việt Nam là Thống đốc ngân hàng. Sau các cuộc họp thường niên thường có cuộc họp các bộ trưởng Bộ Tài chính thì Việt Nam cử Thứ trưởng đi vì ngồi chỗ kia là Thống đốc ngân hàng. Do đặc thù chúng ta vậy nên còn nhiều khác biệt, Chủ tịch Quốc hội lý giải.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu như sửa được nội dung này thì đây sẽ là “một cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công.

“Thực ra có nước đi vay tới 200% GDP như Mỹ, Nhật nhưng vẫn không lo bởi họ có khả năng trả nợ. Nợ công an toàn là đi vay tiền, khi tới hạn vẫn cân đối được để trả nợ.Đi vay mà tới hạn trả nợ không trả được phải đi vay để trả thì là không an toàn kể cả chưa đến mốc 65% GDP", Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
17 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Quốc hội: Cần thay đổi cách thức quản lý nợ công