Hiện nay, dù vẫn cùng trong Tổ điều hành giá xăng dầu nhưng 2 Bộ: Công Thương, Tài chính vẫn có những quan điểm không giống nhau về điều hành giá xăng dầu. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có một góc nhìn riêng về xăng dầu.

Chủ tịch Tập đoàn Petrolimex: 'Điều hành xăng dầu: Hãy nói thật với người dân'

Theo Dân Trí | 15/04/2016, 11:09

Hiện nay, dù vẫn cùng trong Tổ điều hành giá xăng dầu nhưng 2 Bộ: Công Thương, Tài chính vẫn có những quan điểm không giống nhau về điều hành giá xăng dầu. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có một góc nhìn riêng về xăng dầu.

- Thưa ông, cơ chế điều hành kinh doanhxăng dầutrong nước đã liên tục thay đổi trong khoảng 10 năm qua.Nghị định 83/NĐ-CP về cơ chế điều hành xăng dầu mới cũng mới ban hành trong năm 2014 của Chính phủ nhưng hiện nay, Bộ Tài chính lại đang có ý muốn sửa đổi. Quan điểm của ông thế nào ?

-Tôi nghĩ là Nghị định 83 không cần sửa gì nữa vì nghị định này xây dựng cơ sở giá dựa trên thuế nhập khẩu MFN (cơ chế thuế tối huệ quốc, áp dụng chính sách thuế bình đẳng giữa các quốc gia). Bộ Công Thương không muốn sửa vì cơ bản, họ vẫn thấy là tốt. Tuy Bộ Tài chính có vẻ như muốn sửa (Bộ này đã có yêu cầu cục, vụ liên quan nghiên cứu, sửa đổi) nhưng thực ra, nhữngđiều Bộ Tài chính muốn sửa lại chẳng liên quan đến thuế. Petrolimex sẽ đề nghị không nhất thiết phải sửa Nghị định 83 như đề nghị của Bộ Tài chính

Theo tôi hiểu, Nghị định 83 chỉ đưa ra hành vi kinh doanh chung của xăng dầu, còn các cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo được kinh doanh xăng dầu còn nhiều văn bản nữa. Cho nên, các vấn đề Bộ Tài chính đưa ra thì nên đưa vào vấn đề môi trường, điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy hay văn bản riêng về điều kiện kết nối chứ không cần sửa Nghị định 83.

Hãy nói thật với dân !

- Vừa rồi, Bộ Tài chính đã ban hành cách tính thuế mới với xăng dầu nhập khẩu với cách tính thuế "bình quân gia quyền" giữa các mức thuế khác nhau. Theo ông thì điều này có hợp lý không khi lấy bình quân thuế quý trước tính cho quý sau?

-Theo tôi, khi ban hành Nghị định 83 là các Bộ, ngành đã muốn giá xăng dầu chạy theo thị trường tức thời. Nên giá xăng dầu vốn đang điều chỉnh theo chu kỳ 30 ngày một lần thì giảm xuống còn 15 ngày, để gần với thị trường hơn, và mong muốn của các Bộ là giá xăng dầu trong nước tiệm cận giá thế giới chỉ cách 2-3 ngày thôi. Nhưng nay, (Bộ Tài chính) lấy thuế của 3 tháng trước (để tính giá cho cả quý sau) thì càng không đúng. Đây là giải pháp tạm thời. Cho nên, rất cần thiết nói thật với dân. Về giá xăng dầu, người ta hay nói giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) và cơ quan quản lý là phải hài hòa lợi ích. Nhưng phải phân bổ rõ vì bên cạnh lợi ích còn có trách nhiệm nữa.

Giả sử như kết cấu trong Nghị định 83 về giá, thì Chính phủ và các Bộ đã ấn định thuế MFN, thì phải trả lời 20% với xăng, 10% với dầu có phải là con số hài hòa hay không? Nếu hài hòa rồi thì đây là trách nhiệm của người tiêu dùng phải nộp thuế đó cho nhà nước. Ở đây các quan hệ rất khác. Xăng dầu với nước nào cũng thế thôi, thuế đánh 20% xăng dầu là con số hợp lý. Nếu đó là con số nhà nước ấn định là hợp lý đảm bảo quyền lợi của ngân sách thì người tiêu dùng và các bên có trách nhiệm phải nộp thuế 20%.

Còn về quan hệ DN, thông qua các hiệp định thương mại đạt được mức thuế tốt hơn thì đó không phải là chia sẻ với khách hàng mà là DN luôn phải tiệm cận việc tối ưu hóa nguồn hàng, chọn giá thấp nhất… Thì việc điều chỉnhlợi nhuận phát sinh do các sắc thuế khác nhau này là giữa DN với ngân sách nhà nước. Còn dân thì phải trả 20%. Nếu điều chỉnh con số này thông qua giá thì rõ ràng anh đã lấy ngân sách nhà nước bù cho dân.

Nếu bảo giảm thuế và người dân thiệt do áp thuế 20% thì có nghĩa là xác định thuế 20% là không hợp lý. Vậy 20% với mặt hàng xăng là cần thiết, không khuyến khích tiêu dùng, phù hợp với ngân sách nhà nước. Thuế má đâu có liên quan đến DN mà là các cơ quan quản lý và người dân. DN chỉ là nhận thay từ dân để trả cho nhà nước. Vậy nếu bập bập, bảo mức thuế 20% là sai thì lại chuyện khác. Nên đừng có lẫn lộn.

- Như Petrolimex thì sao, rất nhiều ý kiến người dân đặt vấn đề là Petrolimex lãi rất lớn năm 2015 nhờ khai thác được chênh lệch thuế thì Nhà nước cần điều tiết để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng chứ?

DN không thờ ơ với người tiêu dùng nói chung. DN không chỉ có trách nhiệm với người tiêu dùng mà còn phải lấy trọng tâm là khách hàng của mình (chứ không phải của tất cả các DN khác). Nếu tiếp cận đầu vào, đầu ra tốt thì khách hàng cũng được hưởng lợi. DN chúng tôi, khâu bán lẻ xăng dầu thực ra chỉ chiếm 30% sản lượng xăng dầu của chúng tôi thôi. Còn các khách hàng công nghiệp thì chiếm 70% và chúng tôi giảm giá lớn nên chúng tôi không thể lấy ở nhóm khách hàng chiếm 30% để giảm cho nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ 70%.

Không phải DN cứ nhập từ ASEAN về là được hưởng mức thuế đó đâu. Như Tổ hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện nay, dù sản phẩm cùng đóng ở Việt Nam nhưng chỉ có Dung Quất mới đạt được C/O (chứng nhận xuất xứ) từ ASEAN còn Nghi Sơn thì chưa chắc. Hay như sản phẩm dầu madut, tuy thuế giảm về 0% từ năm 2014 nhưng có nhập sản phẩm này đâu vì cũng không được hưởng C/O form D . Chỉ giữa năm 2015 là mới nhập dồn về.

Lợi nhuận định mức là có khoản để DN không ...chết !

- Vừa rồi, Báo Dân trí có đưa ra thăm dò ý kiến về việc sửa hay không sửa cơ chế điều hành xăng dầu theo Nghị định 83 thì có đến trên 73,4% ý kiến ủng hộ "thả nổi thị trường xăng dầu". Chỉ có số ít đề nghị giữ nguyên như cơ chế hiện nay hoặc sửa Nghị định 83. Ông thấy thế nào ?

-Cũng phải xem họ quan niệm thả nổi là thế nào? Thực chất, với khuôn khổ của các nghị định về xăng dầu đã ban hành như nghị định 55, rồi 84 và hiện nay là 83, việc thả nổi hay theo khung chính sách như hiện nay, tôi thấy không khác mấy. Nhưng chưa vận hành đầy đủ, đã ầm ĩ hết cả rồi. Còn nếu thả nổi đúng nghĩa thì là khi sự hiểu biết của người dân, DN, cơ quan nhà nước phải có sự đồng thuận.

Thực tế, từ lợi nhuận, chi phí doanh nghiệp, đều là tiền của người tiêu dùng. Có bán được người ta mới mua. Giá bán đã có cấu thành lợi nhuận, có cấu thành chi phí. Hiện nay, Nhà nước đưa ra cái gọi là lợi nhuận định mức thì coi như là để có một khoản mà DN không chết thôi. Nhưng thực ra là không bao giờ đạt được lợi nhuận định mức đó cả. Nếu mà DN không tự động khai thác, tiết giảm chi phí thì lợi nhuận DN cao, không đồng nghĩa là DN thu lợi, bóc lột.

- Một phần lý do người ta muốn thả nổi giá xăng dầu vì cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không thực sự hiệu quả, cần bỏ đi?

-Đó là cơ chế, cách thức quản lý có định hướng của Nhà nước. Tức là không cho cao quá, không cho tăng sốc. Chứ DN không cần. Thả nổi thì nếu giá thế giới xuống 5% thì giảm 5%, giá lên 10% thì DN trong nước tăng 10%. Rất đơn giản. Nhưng ở ta, tăng10% thì cơ quan quản lý sẽ bảo cao quá, chỉ cho tăng 5% thôi, còn tăng 7% thì phải xin ý kiến Thủ tướng. Phải trích Quỹ ra để xử lý.

Theo Mạnh Quân/Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Tập đoàn Petrolimex: 'Điều hành xăng dầu: Hãy nói thật với người dân'