Tetsushi Takahashi, Giám đốc văn phòng trang Nikkei tại Trung Quốc vừa chia sẻ thông tin này.

Chủ tịch Trung Quốc xếp thứ 7 trong danh sách ông Suga điện đàm, Thủ tướng Úc đứng đầu

28/09/2020, 16:27

Tetsushi Takahashi, Giám đốc văn phòng trang Nikkei tại Trung Quốc vừa chia sẻ thông tin này.

Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ 7 mà ông Suga điện đàm sau khi nhậm chức Thủ tướng Nhật

Ngay sau khi nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Yoshihide Suga đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Úc - Scott Morrison tối 20.9 theo giờ địa phương. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên với nhà lãnh đạo nước ngoài của ông Yoshihide Suga.

Việc ông Suga chọn điện đàm với nhà lãnh đạo Úc mà không phải Mỹ cho thấy, Úc đang có vị trí rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản theo những gì cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện những năm gần đây

Không chỉ đánh giá cao quan hệ song phương với Úc, cuộc điện đàm này còn cho thấy tân Thủ tướng Nhật Bản vẫn nhìn nhận Úc là đối tác chủ chốt trong kế hoạch tăng cường ảnh hưởng ở châu Á.

Trong cuộc điện đàm, ông Yoshihide Suga tiếp tục cam kết ưu tiên thỏa thuận an ninh ba giữa quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm Nhật Bản, Mỹ và Úc mà người tiền nhiệm Shinzo Abe thực hiện trước đó.

Ông Suga cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ trong khuôn khổ Bộ tứ kim cương. Hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Úc đã thảo luận về hoạt động cứu hộ xung quanh vụ mất tích của con tàu chở gia súc tại Vùng Vịnh vào tháng 8.2020 với thủy thủ đoàn gồm 39 người từ Philippines, 2 người New Zealand và 2 người Úc.

Thủ tướng Úc - Scott Morrison là nhà lãnh đạo nước đầu tiên mà ông Yoshihide Suga điện đàm sau khi nhậm chức

Đến ngày 25.9, Thủ tướng Yoshihide Suga mới đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình về quan hệ song phương và một số vấn đề toàn cầu.

Tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin ông Tập Cận Bình kêu gọi ông Suga xây dựng quan hệ Trung - Nhật phù hợp với yêu cầu của kỷ nguyên mới sau khi giải quyết thích hợp các vấn đề quan trọng và nhạy cảm, chẳng hạn như lịch sử của hai nước.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Mỹ, ông Tập Cận Bình chắc chắn muốn làm nổi bật mối quan hệ với Nhật Bản. Thế nhưng, Giám đốc văn phòng trang Nikkei tại Trung Quốc, Tetsushi Takahashi, cảm thấy Chủ tịch Trung Quốc đã gửi một thông điệp sau: “Nếu Nhật Bản quay lưng lại với Trung Quốc, Bắc Kinh sẵn sàng đưa ra vấn đề lịch sử bất cứ lúc nào”.

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 26.9 đưa tin về cuộc điện đàm của ông Tập Cận Bình với Tổng thống Angola - Joao Lourenco thay vì cuộc gọi giữa Chủ tịch Trung Quốc với Thủ tướng Nhật Bản. Qua đó, thông điệp Trung Quốc muốn gửi tới Nhật Bản là sẽ không dành ưu tiên cho nước láng giềng.

Theo ông Tetsushi Takahashi, Bắc Kinh lo lắng hơn về quan hệ với Nhật Bản khi nhận thấy tình cảm chống Trung Quốc ngày càng tăng của người Nhật. Bắc Kinh cũng ngày càng lo rằng Tokyo có thể quay lưng lại với Trung Quốc.

Tân Thủ tướng Nhật Bản đã chọn người đồng cấp Úc, Scott Morrison là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên nói chuyện qua điện thoại sau khi nhậm chức. Để so sánh, ông Tập Cận Bình xếp thứ 7 trong danh sách điện đàm của ông Suga, sau cả Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Điều đáng nói là quan hệ Trung - Úc trở nên căng thẳng thời gian qua do sự lây lan của coronavirus chủng mới.

Thủ tướng Suga nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng ông muốn thảo luận về các vấn đề mà cộng đồng quốc tế và khu vực quan tâm sâu sắc. Chắc hẳn ông Suga đã nghĩ đến quần đảo Senkaku đang tranh chấp và Hồng Kông.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị có kế hoạch thăm Nhật Bản vào tháng 10 tới, có thể để nói cho Thủ tướng Suga biết chính xác những gì Chủ tịch Tập Cận Bình đang suy nghĩ.

Ngày 1.10 tới, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 71 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và một lẵng hoa khổng lồ đã xuất hiện giữa Quảng trường Thiên An Môn. Chính sách ngoại giao của Bắc Kinh phải đối mặt với một chặng đường khó khăn phía trước, có thể trái ngược hoàn toàn với không khí lễ hội sẽ diễn ra ở Trung Quốc vào hôm đó.

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Trung Quốc xếp thứ 7 trong danh sách ông Suga điện đàm, Thủ tướng Úc đứng đầu