Việc phân loại sai 6 thành phố trên đảo Đài Loan thuộc Trung Quốc trên trang web Công ước Thị trưởng Toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng (GcoM) đã được điều chỉnh.

GcoM điều chỉnh thông tin sau khi ghi 6 thành phố Đài Loan thuộc Trung Quốc

28/09/2020, 14:02

Việc phân loại sai 6 thành phố trên đảo Đài Loan thuộc Trung Quốc trên trang web Công ước Thị trưởng Toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng (GcoM) đã được điều chỉnh.

Website Công ước Thị trưởng Toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng từng liệt kê 6 thành phố trên đảo Đài Loan thuộc Trung Quốc

Theo trang Focus Taiwan, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan - Ngô Chiêu Tiếp vừa cho biết thông tin này.

GcoM là liên minh lớn nhất thế giới của các đô thị và chính quyền địa phương với tầm nhìn chung dài hạn về việc thúc đẩy, hỗ trợ hành động tự nguyện để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trước đó, 6 thành phố trên đảo Đài Loan gồm Đài Bắc, Tân Đài Bắc, Đào Viên, Đài Trung, Đài Nam và Cao Hùng đã được liệt kê thuộc Trung Quốc trên trang web GcoM. Điều này khiến chính quyền Đài Loan rất tức giận. "Nếu GcoM gọi tên không chính xác, chúng tôi nghĩ rằng điều này là cực kỳ không phù hợp”, ông Tô Trinh Xương, người đứng đầu nhánh hành pháp của Đài Loan, nói với các phóng viên hôm qua.

Sau sự phản đối từ Đài Loan, đêm 27.9, GcoM đã sửa 6 thành phố này thuộc Đài Bắc Trung Hoa, tên ban đầu được sử dụng khi họ gia nhập tổ chức, ông Ngô Chiêu Tiếp nói với các phóng viên hôm nay.

Việc điều chỉnh được thực hiện sau khi thị trưởng 6 thành phố trên đảo Đài Loan gửi một lá thư chung hôm qua cho GcoM, yêu cầu "ngay lập tức sửa trên trang web và thay đổi tên đã đăng ký của các thành phố chúng tôi trở lại nơi đã đăng ký ban đầu".

Nội dung thư viết rằng nếu GcoM không chỉnh sửa, 6 thành phố trên đảo Đài Loan sẽ rút khỏi liên minh này để "bảo vệ quyền và lợi ích của họ".

Theo một thông cáo báo chí phát hành hôm 28.9, cơ quan ngoại giao Đài Loan cùng các chính quyền địa phương đã cùng nhau phản đối sai sót của GcoM thông qua các kênh khác nhau.

Đáp lại, GcoM cho biết việc dán nhãn sai là một lỗi kỹ thuật đơn giản và đã được sửa chữa nhanh chóng.

Ông Ngô Chiêu Tiếp nói rất vui khi thấy thị trưởng 6 thành phố thống nhất về vấn đề giữa các đảng phái và theo nỗ lực chung của tất cả bên liên quan nên vấn đề hiện đã được giải quyết.

Thị trưởng 6 thành phố trên đảo Đài Loan thừa nhận GcoM đã kịp thời sửa chữa theo chỉ định của họ và cảm ơn cơ quan ngoại giao Đài Loan vì đã thúc đẩy tổ chức này thực hiện việc đó.

Hiện Trung Quốc chưa có phản ứng về vụ việc. Nhưng nếu Trung Quốc gây áp lực thì không rõ GcoM có lại phải điều chỉnh lại lần nữa hay không.

GcoM đã sửa lại 6 thành phố Đài Bắc, Tân Đài Bắc, Đào Viên, Đài Trung, Đài Nam và Cao Hùng thuộc Đài Bắc Trung Hoa trên website của mình

Bình luận về vụ va chạm giữa một tàu đánh cá Đài Loan và một tàu chính phủ Nhật Bản hôm qua tại quần đảo Senkaku đang tranh chấp ở biển Hoa Đông, ông Ngô Chiêu Tiếp nói tại một phiên điều trần rằng Cơ quan Nghề cá và Cục Cảnh sát biển (CGA) đang thăm dò sự cố để xác định bên nào phải chịu trách nhiệm.

Ông Ngô Chiêu Tiếp cũng cho hay chính quyền Đài Loan bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vụ việc và kêu gọi phía Nhật Bản không có những hành động làm suy yếu lợi ích của ngư dân hòn đảo này.

Theo cơ quan ngoại giao Đài Loan, tàu đánh cá tên Hsin Ling Po 236 đã bị tàu Cảnh sát biển Nhật Bản PS-32 tông vào khoảng 14 giờ hôm qua và tất cả các thành viên trên tàu Đài Loan đều an toàn.

Hiện do Nhật Bản kiểm soát, quần đảo Senkaku không có người ở, nằm phía đông bắc Đài Loan và phía tây đảo Okinawa của Nhật Bản. Quần đảo Senkaku là tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Bloomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GcoM điều chỉnh thông tin sau khi ghi 6 thành phố Đài Loan thuộc Trung Quốc