Các bác sĩ của Bệnh viên đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) vừa nút mạch cấp cứu thành công, cầm máu cho một bệnh nhân xuất huyết nội do vỡ lách độ 3. Đây là một trường hợp cấp cứu hiếm gặp và là lần đầu tiên sử dụng phương pháp nút động mạch bằng spongel để điều trị vỡ lách do chấn thương tại bệnh viện này.

Chữa thành công bệnh nhân xuất huyết nội do vỡ lá lách bằng phương pháp nút mạch

15/09/2020, 10:48

Các bác sĩ của Bệnh viên đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) vừa nút mạch cấp cứu thành công, cầm máu cho một bệnh nhân xuất huyết nội do vỡ lách độ 3. Đây là một trường hợp cấp cứu hiếm gặp và là lần đầu tiên sử dụng phương pháp nút động mạch bằng spongel để điều trị vỡ lách do chấn thương tại bệnh viện này.

Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân trước khi cho xuất viện - Ảnh: Nguyễn Hồ

Bệnh nhân là anh T.V.N. (ngụ huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) nhập viện lúc hơn 7 giờ ngày 5.9 trong tình trạng mạch nhanh, da niêm nhợt, chảy máu vùng đầu. Các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị đa chấn thương ngực bụng, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Qua thăm khám và chụp MSCT cho thấy bệnh nhân dập - vỡ lách độ III-IV (vỡ tách rời 1/3 trên lách đang có dấu hiệu thoát mạch).

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết nội do vỡ lách, đa chấn thương. Sau khi hội chẩn, ê kip đã ngay lập tức tiến hành kỹ thuật nút mạch cầm máu xử trí tổn thương lách trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA. Sau khi bơm tắc mạch bằng Spongel và Lipiodol, người bệnh được chụp lại kiểm tra không còn thoát mạch ở vùng tổn thương. Quá trình can thiệp diễn ra nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Sau can thiệp bệnh nhân đã tỉnh táo, sinh hiệu ổn. Sau 5 ngày được các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc, bệnh nhân đã vừa được xuất viện.

Theo Ths.BS Nguyễn Hữu Kỳ Phương - Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa - bác sĩ trực tiếp làm can thiệp cho bệnh nhân: “Kỹ thuật nút mạch cấp cứu chấn thương nội tạng được thực hiện thành công sẽ cầm máu tức thì, bệnh nhân bảo tồn được cơ quan nội tạng, không phải trải qua phẫu thuật cắt lách với nhiều nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật. Vị trí luồn thiết bị can thiệp kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm, không chảy máu, không để lại sẹo.

Sau can thiệp nút mạch 24 tiếng, bệnh nhân có thể xuất viện. Quá trình tiến hành kỹ thuật chỉ trong khoảng 30 - 45 phút, không gây đau đớn, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Kỹ thuật nút mạch còn được áp dụng hiệu quả cho rất nhiều các bệnh lý của các cơ quan bộ phận khác nhau như các bệnh lý về mạch máu do chấn thương, không do chấn thương, các chấn thương vỡ gan, lách, thận, u gan, ho ra máu, u xơ tử cung, u tiến liệt tuyến…”.

Nguyễn Hồ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chữa thành công bệnh nhân xuất huyết nội do vỡ lá lách bằng phương pháp nút mạch