Trong khi các máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là F-35 vẫn đang trong các giai đoạn thử nghiệm và giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng nhằm đưa vào sản xuất và sử dụng. Thì dự án nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 6 của cường quốc quân sự Mỹ đã bắt đầu được tiến hành.
Mang tên là “Máy bay chiến thuật thế hệ kế tiếp" (Next Generation Tactical Aircraft/Next Gen TACAIR), hay được biết đến với cái tên
máy bay chiến đấu thế hệ 6, dự kiến sẽ được phát triển và đưa vào sử dụng chính thức trong khoảng 2025-2030.
Các hãng công nghiệp quốc phòng của Nga và Mỹ cũng đã công bố những hình ảnh, video cũng như một số tính năng tiên tiến của các mẫu máy bay thế hệ kế tiếp của họ, như tiêm kích F/A-XX của hãng Boeing, mẫu máy bay không người lái tàng hình của Lockheed Martin.
Năm 2011, nhà máy của hãng Boeing đã công bố một ý tưởng máy bay chiến đấu “thế hệ thứ sáu” với mục tiêu rõ ràng, đưa ra phản ứng với cuộc tranh chấp máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay sau năm 2025. Đây là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, dòng chữ “F/A-XX” trên hình ảnh về máy bay này là mã số chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới củaHải quân Mỹ.
Khác với phiên bản mô hình F/A-XX thế hệ trước, loại đời mới sẽ có thêm cánh mũi (phía trước của cánh chính máy bay). Thiết kế này làm tăng tính tàng hình của F/A-XX. Để giảm khả năng nhận biết và phát hiện về sự hiện diện của nó trước các phương tiện radar hiện đại của đối phương, chỗ nối ghép giữa cánh và thân máy bay sẽ được ăn khớp với nhau đến mức tuyệt đối và gần như không phát hiện ra khe hở, đồng thời máy bay loại này cũng sẽ không thiết kế phần đuôi nằm ngang như thông thường (cơ chế không đuôi).
Nhờ có thiết kế khá độc đáo, nên theo Flightglobal, phiên bản chiến đấu cơ F/A-XX mới sẽ rất khó bị đối phương phát hiện, và dễ dàng thực hiện các động tác tác chiến trong cả vùng mở cũng như vùng cấm, vùng hạn chế bay (A2/AD).
Trong khi việc phát triển F-35 chưa xong, Mỹ đã mơ tới máy bay chiến đấu thế hệ 6
Ngoài ra, thế hệ máy bay chiến đấu mới này còn được tăng cường khả năng chiến đấu trong các mặt như tầm tác chiến, sức chịu đựng, khả năng sống sót, kết nối dữ liệu giữa các phương tiện tác chiến trong khu vực, khả năng nhận biết tình huống, hệ thống kết nối những người tác chiến và hiệu quả của vũ khí.
Hệ thống tương lai sẽ phải đối phó với các địch thủ được trang bị với thiết bị tấn công điện tử tiên tiến thế hệ mới, hệ thống phòng không được tích hợp một cách tinh vi, hệ thống dò tìm thụ động, vũ khí năng lượng có dẫn hướng, và khả năng tấn công tin học.
Mỹ có tham vọng sản xuất một loại động cơ tiên tiến để trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 nhằm giúp cho máy bay này bay xa hơn, nhanh hơn nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Một động cơ như thế đã được bắt đầu phát triển vào năm 2012 đến năm 2020. Và động cơ mới này được cho phải được giới thiệu vào năm 2028 và được trang bị vào năm 2032.
Mỹ còn định lắp trên "siêu máy bay" của mình vũ khí Laser theo đó sẽ có ba cấp độ Laser được trang bị cho máy bay thế hệ thứ 6, bộ ba vũ khí Laser này bao gồm một chuyên để phòng thủ, một đển tấn công tầm gần và phòng thủ một loại đặc biệt dùng để tấn công tầm xa.
Thiên Hà (Next Big Futures)