“Chuẩn giáo viên” là cụm từ được đề cập rất nhiều trong các hội thảo, hội nghị về giáo dục. Ngay trong những câu chuyện trà dư tửu hậu của những người quan tâm đến giáo dục cũng thường thấy xuất hiện cụm từ này.

Chuẩn giáo viên

Hồ Tấn Nguyên Minh | 19/11/2017, 12:10

“Chuẩn giáo viên” là cụm từ được đề cập rất nhiều trong các hội thảo, hội nghị về giáo dục. Ngay trong những câu chuyện trà dư tửu hậu của những người quan tâm đến giáo dục cũng thường thấy xuất hiện cụm từ này.

Đa số các trường học trên toàn quốc đều đề ra chỉ tiêu 100% giáo viên đạt chuẩn và nhiều giáo viên phấn đấu đạt trên chuẩn. Tuy nhiên, xung quanh chuyện “chuẩn giáo viên” cũng còn lắm điều cần suy ngẫm.

Theo ý tôi, khi xét một giáo viên là đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn cần xét ở hai mặt: hình thức và nội dung. Chuẩn hình thức là phải có bằng cấp đúng theo quy định của ngành. Dạy trung học phổ thông ít nhất phải tốt nghiệp đại học sư phạm, dạy trung học cơ sở ít nhấtphải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, dạy tiểu học ít nhất phải tốt nghiệp trung học sư phạm. Có thể hình dung bằng cấp giống như giấy phép mà nhà nước cấpđể người thầy giáo hoạt động trong nghề của mình. Không có bằng cấp không thể đi dạy.

Xưa nay, xét chuẩn giáo viên chúng ta hầu như chỉ dựa vào chuẩn hình thức. Nghĩa là nếu có đủvăn bằng theo quy định thì nghiễm nhiên được công nhận đủ chuẩn. Cách nhìn nhận này xem ra chưa phù hợp lắm. Bởi lẽ trên thực tế có không ít người bằng này bằng nọ đầy đủ cả nhưng lại không đủ trình độ, không đủ kiến thức để giảng dạy.

Chính vì thế, phải quan tâm đến một khía cạnh khác là chuẩn nội dung. Chuẩn nội dung là năng lực giảng dạy thực tế của người giáo viên, là hiệu quả giáo dục mà người giáo viên mang lại. Cho nên xét một người thầy là giỏi hay không giỏi, có năng lực hay không có năng lựckhông thể chỉ quan tâm đến bằng cấp. Cái quan trọng là phải xem học sinh tín nhiệm anh ta ở mức độ nào, thành quả giảng dạy và nghiên cứu của anh ta ra sao.

Tất cả mọi giáo viên khi đứng lớp đều đạt chuẩn hình thức. Nhưng không phải ai cũngđạt chuẩn nội dung. Để trở thành một giáo viên chuẩn thực sự, chúng ta phải phấn đấu đạt cả hai mặt này. Tiếc rằng có không ít người chỉ chăm chăm vào chuẩn hình thức mà chẳng quan tâm gì đến chuẩn nội dung nên dù đạt hết danh hiệu này đến danh hiệu nọ vẫn không được học sinh chấp nhận.

Cũng có lắm người trình độ kém,học sinh kêu ca, phụ huynh phàn nàn nhưng không lo nghiên cứu, giảng dạy mà tìm mọi cách chạy cho được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ rồi huênh hoang rằng mình là giáo viên trên chuẩn. Phấn đấu đi học để nâng cao trình độ là tốt. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho việc này. Song cái đáng quý phải là thực học chứ không phải là cái học giả tạo. Chưa đạt chuẩnnội dung mà đã cố đạt trên chuẩn hình thức chẳng phải là điều mỉa mai lắm hay sao?

Hồ Tấn Nguyên Minh

Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuẩn giáo viên