Đường lát gỗ lim bên sông Hương có chiều dài không quá dài bằng... những sự xét nét, bàn tán, trầm trồ, thậm chí tranh cãi nhiều tháng qua kể từ khi nó khởi công đến nay sắp hoàn thành. Vì sao vậy?

Chùm ảnh: Buồn vui với đường lát gỗ lim 64 tỉ đồng ở Huế

Nhật Lam | 24/10/2018, 13:56

Đường lát gỗ lim bên sông Hương có chiều dài không quá dài bằng... những sự xét nét, bàn tán, trầm trồ, thậm chí tranh cãi nhiều tháng qua kể từ khi nó khởi công đến nay sắp hoàn thành. Vì sao vậy?

Mời bạn đọc cùng Một Thế Giới “dạo chơi” một lúc trên cây cầu đình đám này.

Một buổi sáng trong lành đầu đông ở Huế, một đôi thanh niên nam nữ đưa chú cún tên “Bin” của mình ra bến nước sông Hương nằm ở điểm cuối tuyến đường đi bộ lát gỗ lim bờ nam sông Hương để dạo chơi

Trong khi chủ mải mê chụp hình cho nhau, thì “Bin” ta “đi bậy” trên sàn gỗ lim còn thơm tho mùi gỗ quý

Cách đó không xa, một phụ nữ tập thể dục ban sớm trên đường lát gỗ lim

Phát hiện việc Bin "làm bậy", chủ của nó có phần bẽn lẽn. Và rồi cô gáinhanh chóng xử lý hậu quả

Nhưng không phải ai cũng có ý thức như người phụ nữ này. Rác vứt khắp nơi trên con đường đẹp

Sông Hương là báu vật của đất trời dành cho người Huế. “Chạm” vào báu vật hẳn nhiên là “chủ nhân” nó ai cũng quan tâm

Người ta lo ngại ngay từ khi chiếc những chiếc cọc nhồi bằng bê tông đầu tiên được đóng xuống sông

Cũng đã từng có những lo ngại về chất lượng và nguồn gốc loại gỗ lim được sử dụng, nhất là trong điều kiện thời tiết đỏng đảnh ở Huế (ảnh chụp ngày 20.10.2018)

Hay những mảnh ghép sành sứ, hai con rồng bằng pháp lam này cũng được đặt dấu hỏi về “ý đồ” nghệ thuật của nhà thiết kế?

Nhưng những sự “khó tính” không ngăn được những dòng người lũ lượt đổ về, nhất là ban đêm, sau gần một năm xây dựngdẫu chưa khánh thành

Một không gian sinh hoạt thu nhỏ của người dân TP.Huế

Vượt rào...

Tìm độ cao... để chụp ảnh

Nhiều tà áo dài xuất hiện bên dòng Hương, càng làm cho không gian đôi bờ sông Hương nên thơ

Bà Hồ Thị Quế (thứ 2 từ trái sang, ở đường Nguyễn Huệ, TP.Huế) cùng bạn bè mình tản bộ, vãn cảnh sông Hương trong nắng sớm. Bà Quế nói bà chưa hài lòng lắm với con đường lát sàn gỗ lim, “nhưng thôi, cũng tạm vậy”. “Nếu nhiều công trình thế này xuất hiện, tôi sợ sẽ phá vỡ cảnh quang sông Hương” – bà Quế nói.

Đến với đường đi bộ lát gỗ lim bên sông Hương, háo hức nhất có lẽ là giới trẻ

Selfie..

Du khách nước ngoài

Nơi câu cá thư giãn của nhiều “cần thủ”

Tuyến đường đi bộ sàn lát gỗ lim đi xuyên bên dưới cầu Phú Xuân (cầu Mới), kết nối với hệ thống đường đi bộ ven sông Hương lên đến đầu đường Lê Lợi

Công viên phía trước Bệnh viện T.Ư Huế được chỉnh trang xanh, sạch, có tuyến đi bộ nối với đường lát sàn gỗ lim đoạn cầu Phú Xuân, tạo nên lối đi bộ dài chừng 2km men bờ nam sông Hương là nét đột phá trong công việc chỉnh trang đô thị Huế

Công trình đường đi bộ lát sàn gỗ lim ven sông Hương là công trình thí điểm thuộc dự án Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ nam sông Hương,kéo dài từ đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đến công viên Lý Tự Trọng, giáp bến thuyền số 5 đường Lê Lợi. Công trình được khởi công từ đầu năm 2018, do Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ không hoàn lại. Cây cầu có mặt sànlót hoàn toàn bằng gỗ lim, được cho là nhập khẩu hợp pháp từ Nam Phi, với số lượng gỗ tiêu tốn chừng 3500m2. Tuyến đường với tổng kinh phí 64 tỉ đồng, có chiều dài gần 400m, chiều rộng 4m, diện tích 2.443m2, đi xuyên bên dưới cầu Phú Xuân đến đường Phạm Hồng Thái gần cầu Trường Tiền.

Nhật Lamthực hiện
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chùm ảnh: Buồn vui với đường lát gỗ lim 64 tỉ đồng ở Huế