Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Bảo vệ môi trường
Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau
Trần Khải•25/04/2024 20:56
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Từ nhiều năm qua, cống Kênh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã phát huy được công năng ngăn mặn, giữ ngọt để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Mùa khô năm nay, các tuyến kênh trữ nước ngọt bên trong khu vực cống bị khô cạn trơ đáy.Lòng kênh khô nứt nẻ, làm tăng nguy cơ sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông.Tuyến kênh Lễ Quyền, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau được giữ ngọt để phát triển vùng sản xuất lúa ở 2 ấp Lung Dừa và Ông Muộn cũng bị khô cạn.Những chiếc dớn được người dân dùng để đặt bắt cá giờ không thể phát huy được hiệu quả và người dân địa phương cũng chẳng buồn thu gom mang về.Những chiếc phà nằm la liệt trên tuyến kênh Lễ Quyền, thuộc ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau vì...khát nước.Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có rất nhiều cống ngăn mặn cho vùng ngọt. Nhìn bên ngoài - khu vực nước mặn lúc nào cũng dâng cao...còn phía bên trong lòng kênh "khát khô" mong ngóng mưa từng ngày.Nắng hạn gay gắt đã khiến nguồn nước dưới kênh mương bốc hơi nhanh. Mùa khô năm nay, vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai.Theo chính quyền địa phương, mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hóa của 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh tiếp tục xuống mức thấp, khả năng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Lục bình là loại thực vật rất dễ sống và phát triển ở môi trường ẩm ướt, nhưng cũng phải chào thua bởi nắng hạn gay gắt như hiện nay. Những ngày này, đi dọc các ngã đường ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, chúng ta rất dễ bắt gặp những tuyến kênh, rạch khô trơ đáy.Ngày 15.4 vừa qua, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời và U Minh.UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hạn hán đã ảnh hưởng trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nặng nhất là tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Dự báo tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ còn kéo dài đến hết tháng 4.2024.Đến nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời xuất hiện 601 điểm sụt lún, sạt lở nằm trên 132 tuyến kênh, với tổng chiều dài gần 16km, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.Theo nhận định của các ngành chức năng tỉnh Cà Mau, tình hình sạt lở, sụt lún đất tại các huyện vùng ngọt hóa của tỉnh như Trần Văn Thời và U Minh sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho hoạt động giao thương hàng hóa và đi lại của người dân.Trước tình trạng thiên tai khắc nghiệt, tỉnh Cà Mau chỉ đạo các đơn vị, địa phương có liên quan tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia thực hiện phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.Một đoạn đường giao thông nông thôn có nguy cơ bị sạt lở được chính quyền địa phương ở huyện Trần Văn Thời gia cố, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông.Nắng hạn gay gắt khiến cho một đoạn đường bê tông ở xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau bị co giãn nhô cao bất thường.Theo người dân, việc đường bê tông co giãn do nhiệt độ tăng cao chưa từng xảy ra ở địa phương.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trưa 22.2, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, đơn vị vừa vinh dự được tiếp đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn lãnh đạo cấp cao của Thủ tướng Lào, các lãnh đạo TP.HCM sáng nay tại tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Giải giao lưu pickleball chào mừng kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam (3.3.1959 – 3.3.2025) và 36 năm ngày Biên phòng toàn dân (3.3.1989 – 3.3.2025), do Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức thu hút đông đảo các vận động viên đến từ cơ quan Bộ Chỉ huy và các đơn vị cơ sở tham gia.
Chiều 22.2, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết lực lượng tuần tra đã phát hiện và bắt giữ một sà lan đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm u rê trên vùng biển Tây Nam.
Hãng AFP dẫn lời Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết tính đến tháng 12.2024, số hộ chiếu hợp lệ đang lưu hành là 21,6 triệu - tương đương 17,5% dân số đất nước.
Vướng mắc về thủ tục dẫn đến nguy cơ không đáp ứng được tiến độ bàn giao mặt bằng để khởi công dự án vào cuối tháng 2, cũng như để có mặt bằng để triển khai thi công đồng loạt trên toàn tuyến ngay sau khi ký kết hợp đồng các gói thầu xây lắp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 20.2.2025 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (KH-CN) (sửa đổi).
Trưa 22.2, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, đơn vị vừa vinh dự được tiếp đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn lãnh đạo cấp cao của Thủ tướng Lào, các lãnh đạo TP.HCM sáng nay tại tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Ngày 22.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Sáng 22.2, nhằm kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27.2), ngành y tế TP.Cần Thơ tổ chức đi bộ nhằm vận động, quyên góp tiền, trang thiết bị y tế để hỗ trợ bệnh nhân nghèo.