Con đường đến trường của tuổi học trò luôn là những hình ảnh đẹp đối với nhiều người, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn đó rất nhiều con đường chông chênh theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Thời đi học của mỗi ngườiđều gắn liền với con đường đến trường, đó là con đường có lá me bay, hoa phượng rơi,bằng lăng tím... Thế nhưng bên cạnh những con đườngđẹp như mơ ấy thì hiện nay trên cả nước vẫn nhiều em học sinh đến trường bằng nhữngconđường gập ghềnh, chênh vênh theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng.
Dưới đây là một số hình ảnhvề những con đường đến trường của các em:
Học sinh điểm Trường tiểu học Khuôn Tát, thôn Khuôn Tát, xã Phú Đình (Định Hóa) phải lội suối để đến trường mỗi ngày
Cả làng chỉ có 5 đứa trẻ dám đến trường, mùa nước lũ người dân bị cô lập, chịu đói vì không dám đu dây qua sông. Đó là những gì mà nhiều hộ dân sống gần các đội 15, 17, 18 ở xã La Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đang phải trải qua
Các em học sinh đi học qua cây cầu treo dài khoảng 50 mét, bắc qua một con suối rộng và khá sâutại xã Lỗ Sơn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hàng chục em nhỏ người Vân Kiều phải tự băng đèo, vượt suối để đến trường. Việc bì bõm lội qua 5, 6 con suối trở thành “chuyện thường ở huyện” đối với các em
Các em học sinh trường tiểu họctạihuyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đi học về phải đu cáp treo qua suối
Hàng ngày, các em học sinh Trường tiểu học Lộc Hòa B (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) phải đi đò ngang đến trường
Để rút ngắn khoảng cách đi lại xuống 3-5 km, nhiều học sinh thôn Hiệp Thạnh (TX Ninh Hòa – Khánh Hòa) đã đi bè phao vượt sông đến trường
Cây cầu tạm bắc qua suối Chà Hạ (xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) là lối lưu thông duy nhất cho học sinh đến trường và người dân đi làm rẫy
Các em học sinh đi ở miền Tây đi học qua cây cầu khỉ chông chênh
Học sinh tại4 thôn: Ngòi Han, Tân Bang, Tân Bình và Tân Tiến xãTân Trịnh, huyện Quang Bìnhđi học qua chiếc cầu này
Tú Viên - Ảnh: Tổng hợp/Internet