Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn ở những người bị ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp khác khiến lượng oxy giảm xuống trong khi ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ liên quan mắc COVID-19 nghiêm trọng

Đan Thuỳ | 11/11/2021, 09:23

Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn ở những người bị ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp khác khiến lượng oxy giảm xuống trong khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 nặng

Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, với hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức

Cuộc nghiên cứu đã theo dõi 5.402 người trưởng thành gặp những vấn đề này và khoảng 1/3 trong số họ đã được xét nghiệm COVID-19.

Dù khả năng bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 không tăng theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, những người có tỷ lệ cao về “chỉ số ngưng thở - giảm thở”, một thước đo mức độ nghiêm trọng của các vấn đề hô hấp liên quan đến giấc ngủ, có tỷ lệ cao phải nhập viện hoặc tử vong vì COVID-19.

151748da-ky-giac-ngu-2(1).jpeg
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người trung niên và nam giới  - Ảnh: Internet

Ngày 10.11, Tiến sĩ Cinthya Pena Orbea và Reena Mehra thuộc Phòng khám Cleveland (Mỹ) cùng các đồng nghiệp đã báo cáo trên JAMA Network Open rằng vẫn chưa rõ liệu các phương pháp điều trị giúp cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như máy CPAP (máy thở áp lực dương liên tục) giúp đẩy không khí vào đường thở của bệnh nhân trong khi ngủ có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng hay không.

Vắc xin tạo ra kháng thể trung hòa trong sữa mẹ

Theo một phát hiện mới được báo cáo trên Tạp chí Jama Pediatrics, trẻ sơ sinh có thể được nhận kháng thể chống lại COVID-19 trong sữa mẹ bất kể người mẹ có kháng thể từ việc khỏi COVID-19 hay tiêm vắc xin.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu kháng thể trong các mẫu sữa mẹ từ 47 bà mẹ khỏi COVID-19 và 30 người khỏe mạnh đã được tiêm vắc xin Moderna hay Pfizer. Các kháng thể ở cả hai nhóm người này đều có thể vô hiệu hóa hoạt động của vi rút SARS-CoV-2. Trong khi các kháng thể từ việc khỏi COVID-19 hiển thị rõ ràng trong sữa thời gian dài hơn thì mức độ kháng thể từ tiêm vắc xin “đồng đều hơn nhiều”, trưởng nhóm nghiên cứu Bridget Young thuộc Đại học Rochester (Mỹ) cho biết.

Vì vậy, việc tiêm vắc xin sau khi khỏi COVID-19 có thể mang lại lợi ích vì sữa mẹ sẽ chứa nhiều loại kháng thể, theo bà Bridget Young.

Các nhà khoa học không nghiên cứu ảnh hưởng của các kháng thể với những đứa trẻ đã bú sữa mẹ.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chứng ngưng thở khi ngủ liên quan mắc COVID-19 nghiêm trọng