Gần một tháng trước, sau khi thua nữ Việt Nam tại vòng loại thứ hai Olympic Rio khu vực châu Á, bóng đá nữ Thái Lan kết thúc giấc mơ có mặt Olympic, nữ trưởng đoàn Lamsam Nuanphan và HLV trưởng Nuerengthai từ chức. Cũng thời điểm ấy, đội U-19 Việt Nam của HLV Hoàng Anh Tuấn thua muối mặt U-19 Thái Lan 0-6 trận chung kết. Cốt lõi của vấn đề là đâu?

Chuyện của hai nền bóng đá Việt Nam và Thái Lan

Một Thế Giới | 17/10/2015, 06:33

Gần một tháng trước, sau khi thua nữ Việt Nam tại vòng loại thứ hai Olympic Rio khu vực châu Á, bóng đá nữ Thái Lan kết thúc giấc mơ có mặt Olympic, nữ trưởng đoàn Lamsam Nuanphan và HLV trưởng Nuerengthai từ chức. Cũng thời điểm ấy, đội U-19 Việt Nam của HLV Hoàng Anh Tuấn thua muối mặt U-19 Thái Lan 0-6 trận chung kết. Cốt lõi của vấn đề là đâu?

Ngay sau ngày thua trận thua 0-3 của tuyển Việt Nam trước tuyển Thái Lan tối 13.10 thì đến tuyển Futsal Việt Nam thua Thái Lan 0-6 ở bán kết giải vô địch Đông Nam Á (tại Bangkok)… Những ngày này đã có nhiều thông tin trái ngược về việc HLV Miura từ chức hoặc bị trảm. Bản thân Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức thì ủng hộ việc sa thải HLV Miura, nhưng bản chất của vấn đề là chỗ nào?
U-19 Việt Nam thua 0-6 trước U-19 Thái Lan trong trận chung kết Giải Đông Nam Á không nghe nói “trảm” HLV Hoàng Anh Tuấn. Nhưng khi tuyển Việt Nam thua tuyển Thái Lan 0-3 thì ai cũng hoài nghi khả năng của HLV Miura. Cái thua của bóng đá Việt Nam trước Thái Lan là cái thua của nền bóng đá, cách làm bóng đá.
Mổ xẻ thành phần U-19 Thái Lan quá già dặn so với U-19 Việt Nam trong trận chung kết, dễ thấy hơn 2/4 thành phần cầu thủ của U-19 Thái Lan đều là những cầu thủ trong danh sách đội 1 các CLB tham dự Thai-League. Còn U-19 Việt Nam thì chẳng có ai đá đội 1 các CLB để có cơ hội đá V-League. Trong thành phần U-19 của HLV Hoàng Anh Tuấn ấy một nửa là của U-19 PVF (đơn vị không có đội đá đỉnh cao như V-League hay hạng nhất). Một cầu thủ trẻ của Việt Nam mỗi năm đá chừng năm trận giải trẻ (vòng loại các tuyến U). Vậy thành phần này khi tập hợp lại đá tuyển không thua U-19 Thái Lan mới là lạ. Ai cũng thấy cái thua của HLV Hoàng Anh Tuấn với đồng nghiệp là HLV trưởng U-19 Thái Lan là thua từ chất lượng quân.
Tương tự như thế ở cấp đội tuyển quốc gia, hơn một nửa đội hình của HLV Kiatisak đến từ các CLB rất mạnh như: Dangda (Muangthong), Bunmathan (Buriram), Thaweekarn Proekrit (Chonburi), Channathip (BEC Tero). Các CLB này thường xuyên dự AFC Champions League và thậm chí vào sâu ở giải này. Còn các CLB của ta thì sao? Mới chỉ mùa rồi B. Bình Dương được dự AFC Champions League nhưng cũng bị loại ngay sau vòng bảng.
Trước đó khi AFC phân bố cho bóng đá Việt Nam được trên một suất hoặc nửa suất (đá play off) AFC Champions League thì các CLB Việt Nam rất ngại đá giải chất lượng này, vì sợ thua đậm (như Đà Nẵng từng thua Gamba Osaka 0-15). Còn nếu như AFC phân bóng đá Việt Nam nửa suất AFC Champions League thì phải đá play off thì các CLB Việt Nam chủ trương thua ngay để khỏi vào AFC Champions League. Với một tư tưởng như thế thì làm sao cầu thủ của Việt Nam có chất lượng. Trong khi đó, các CLB Thái Lan có tư tưởng ngược lại.
Vậy nên khi đội tuyển quốc gia tập trung, HLV Kiatisak có lợi thế hơn rất nhiều lần so với đồng nghiệp Miura vì cầu thủ Thái Lan già dặn kinh nghiệm hơn, chuyên nghiệp hơn. Và cái thua của tuyển Việt Nam trước Thái Lan đêm 13.10 là cái thua của hai nền bóng đá chứ không phải cái thua về đấu pháp của Miura với Kiatisak.
Trước đó khi tuyển nữ Thái Lan bị tuyển nữ Việt Nam đánh bại 2-0 dẫn đến Thái Lan mất cơ hội vào giai đoạn cuối cùng tranh tài dự Olympic Rio. Lập tức HLV trưởng Nuerengthai và trưởng đoàn Lamsam Nuanphan từ chức. Bà doanh nhân làm trưởng đoàn bóng đá nữ Thái Lan giải thích: “Vì LĐBĐ Thái Lan (FAT) ít quan tâm đến bóng đá nữ, giải Thai-League ít hỗ trợ cho giải nữ… dẫn đến đội có chất lượng kém”.
Thực tình thì bóng đá nữ Thái Lan đã có giải chất lượng với 10 đội, đá thể thức vòng hai lượt. HLV Mai Đức Chung từng sang Thái Lan tham quan mô hình bóng đá nữ Thái Lan cấp CLB và ông trầm trồ ước gì các đội bóng đá nữ Việt Nam được một nửa như thế. Đó là hệ thống sân bãi, nơi ăn ở, tập trung, tập luyện và các tuyến trẻ từ những bé gái bảy, tám tuổi mà đội bóng nữ nào cũng có… cả trăm em được các HLV đào tạo trẻ dạy dỗ rất bài bản… Vậy mà bà Lamsam vẫn yêu sách đòi quan tâm hơn.
Cuối cùng, ông Chủ tịch FAT Worawi Makudi tổ cứ cuộc họp làm hòa và hứa hỗ trợ bóng đá nữ nhiều hơn, các tuyến trẻ của các CLB Thai-League (nam) sẽ tăng cường số trận “làm quân xanh” cho các đội bóng nữ cấp CLB, đội tuyển… FAT sẽ tăng cường sự quan tâm, giúp đỡ…
Đấy, sự khác biệt của các đội tuyển Việt Nam với Thái Lan là nguồn gốc như thế.
Nếu có “trảm” Miura hoặc buộc Miura từ chức thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề mỗi khi đối đầu với các đội tuyển Thái trừ khi thay đổi tận gốc cách làm bóng đá của chúng ta.
Tú Ân
>> Kỳ 40: Nixon - Kissinger và Sihanouk với toan tính cuối đời của Mao Trạch Đông...
>> Singapore xử lý nghiêm cửa hàng điện thoại côn đồ lừa du khách Việt
>> Đã đến lúc thuê Kiatisuk thay HLV Miura!
>> Giết mèo khoe trên Facebook, trai Việt bị cảnh sát Đài Loan bắt
>> Ông bầu của Ngọc Trinh, Khắc Tiệp coi thường pháp luật hay giả vờ không biết?
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện của hai nền bóng đá Việt Nam và Thái Lan