“Nếu như một nguyên nhân chính của việc suy giảm tăng trưởng được cho là bắt nguồn từ tính thời vụ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Samsung thì điều ấy cho thấy một khuynh hướng ngày càng rõ nét về sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào một số ít tập đoàn đa quốc gia và ngành hàng chính”, trích báo cáo của VEPR.
Thông tin trên được nêu ra tại tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1/2017 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức chiều10.4 vừa qua.
Theo TS Nguyễn Đức ThànhViện trưởng VEPR, hầu hết các ngành công nghiệp suy giảm một cách bất thường khiến tình hình tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng. Giá trị GDP của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt một số công ty lớn như Samsung.
“Nếu như một nguyên nhân chính của việc suy giảm tăng trưởng được cho là bắt nguồn từ tính thời vụ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Samsung, thì điều ấy cho thấy một khuynh hướng ngày càng rõ nét về sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào một số ít tập đoàn đa quốc gia và ngành hàng chính”, ông Thành cho biết.
Vẫn theo TS Thành, luồng vốn FDI vào Việt Nam đã có dấu hiệu suy giảm qua lượng FDI giải ngân cũng như dòng vốn đăng ký mới. Có thể nói, lợi thế thu hút đầu tư thông quaHiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bị mất đi, Việt Nam còn khiến những bất lợi trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)bộc lộ rõ hơn. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng sang các nước lân cận đầu tư, thay vì Việt Nam.
Ông Thành cũng cho rằng nền công nghiệp trong nước ngày càng kém cạnh tranh và có khuynh hướng thu hẹp, thể hiện sự thất bại trong hội nhập với thị trường thế giới. Các chỉ báo sản xuất công nghiệp cho thấy rõ bức tranh ảm đạm của công nghiệp Việt Nam trong quý 1 năm nay.
Như vậy, với mức tăng trưởng thấp trong quý́ 1, nhóm nghiên cứu của VEPR nhận định mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm 2017 sẽ không đạt được. Theo dự báo, tăng trưởng quý 2/2017 sẽ ở mức 5,7% và cả năm là 6,1%, lạm phát cả năm có thể thấp hơn 5% và nhiều khả năng lạm phát sẽ cao hơn mức dự báo do hiệu ứng điều chỉnh giá dịch vụ công trên toàn quốc và sự bất định của mức giá thế giới.
Theo ông Trương Đình Tuyểnnguyên Bộ trưởngThương mại, thời gian tới, Việt Nam có hai sức ép. Thứ nhất là sức ép tăng trưởng: “Chúng ta không nên chạy theo tăng trưởng nhưng Chính phủ có lý khi yêu cầu nâng cao tốc độc tăng trưởng, bởi vì nó liên quan đến nợ công, lao động, chính sách… Nếu chúng ta xử lý sức ép này không hợp lý sẽ tạo ra những hệ quả xấu sau này”, ông nói.
Sức ép thứ 2là tỉ giá. Mặc dù những tháng vừa quaNgân hàng Nhà nước điều hành tỉ giá tương đối hợp lý đặc biệt sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Trong tương lai, Fed tăng 2 lần nữa thìUSD mạnh lên, các đối tác của chúng ta có thể hạ giánội tệ của họ và điều này sẽtạo sức ép lênlạm phát.
Ông Lê Đăng Doanhbổ sung, hầu như cácnước xung quanh chúng ta đều đãphá giá nội tệ. Việt Nam, vì nợ côngvẫn giữ tỉ giá không thay đổi, cho nên nhiều mặt hàng xuất khẩu thủy sản gặp khó, điển hình là thủy sản.
Bên cạnh đó, ông Doanh cũng chỉ ra một số mối lo như chi thường xuyên vẫn rất cao, dù Thủ tướng cũng có một số động thái hạn chế chi tiêu ngân sách như giảm xe công, lễ lạt…; gánh nặng nợ công không thể xem thường; hàng hóa Việt Nam hoàn toàn lép vế ngay trên sân nhà so với các nước lân cận… “Tôi dự báo năm 2017 là một năm khó khăn”, ông Doanh nói.
Hoài Phong