Trên Asia Sentinel, ông David Brown – một nhà cựu ngoại giao Mỹ và rất am tường với Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam đã có lời khuyên Việt Nam nên xem lại bài toán kinh tế với dự án đập thủy điện Luang Prabang (Luông Pha Băng).

Chuyên gia Mỹ khuyên Việt Nam xem lại bài toán kinh tế với thủy điện Luang Prabang

Anh Tú | 23/12/2019, 07:40

Trên Asia Sentinel, ông David Brown – một nhà cựu ngoại giao Mỹ và rất am tường với Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam đã có lời khuyên Việt Nam nên xem lại bài toán kinh tế với dự án đập thủy điện Luang Prabang (Luông Pha Băng).

Theo đó, vẫn chưa quá muộn để Việt Nam cân nhắckế hoạch xây dựng một con đập khổng lồ trên sông Mekong (PV Power, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham gia trong dự án này).Nếu được xây dựng, đập thủy điện Luang Prabang trị giá 2,3 tỉ USD không phải là đập đầu tiên trên dòng chính sông Mekong ở Lào. Đã có một con đập khác được xây dựng ở thượng nguồn Xayaburi bởi một tập đoàn Thái Lan. Và ba con đập khác, đều do các công ty Trung Quốc tài trợ và xây dựng, có thể sẽ được đưa vào sử dụng trước khi dự án PV Power tham gia, hoạt động.

Theo tác giả, PVN đã ký một thỏa thuận với Lào vào năm 2007 liên quan đến con đập. Kể từ đó, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Đã thấy rõ sự suy thoái của sông Mekong và nhiều nhánh sông của nó đang tàn phá sức khỏe kinh tế và môi trường của vùng hạ lưu sông Mekong, địa bàn của khoảng 20 triệu nông dân và ngư dân. Những tác động này không còn là vấn đề phỏng đoán.

Phù sa và chất dinh dưỡng hằng năm bị bóp nghẹt, sự trù phú của đồng bằng sông Cửu Long đang suy thoái. Cá di cư đã từng là nguồn sốngcủa nghề cá nội địa lớn nhất thế giới, nhưngvìcá không thể đến được nơi sinh sản, nghề cá đang gặp khó. Năm nay, khu vực này đã trải qua hạn hán thảm khốc sau đó là lũ lụt kỷ lục. Biến đổi khí hậu chịu trách nhiệm một phần, nhưng theo các chuyên gia Việt Nam, việc lưu trữ và xả nước không điều hòa từ các đập thượng nguồn làm trầm trọng thêm các biến đổi theo mùa mà nông dân phụ thuộc.

Vào tháng 6.2019, PVN đã xác nhận lại sự sẵn sàng trong việc khởi động dự án đập Luang Prabang và kêu gọi chính phủ Việt Nam thiết lập một khung chính sách. Theo đó, PV Tower sở hữu 38% cổ phần, chính phủ Lào sở hữu 20% và phần còn lại sẽ thuộc sở hữu của “các nhà đầu tư tư nhân”, mà sau đó được xác định là một công ty nhà nước Lào.

Một tháng sau, Lào thông báo cho Ủy ban sông Mekong (MRC) về ý định của mình và vào tháng 10, MRC tuyên bố bắt đầu quá trình tham vấn kéo dài 6 tháng, trong đó bất kỳ quốc gia ven sông nào, Thái Lan, Campuchia, Lào hay Việt Nam, cũng có thể phản đối dự án.

Quá trình tham vấn MRC đã không gây ảnh hưởng đếnbất kỳ con đập nào trong số bốn dự án đập chính đã được xem xét cho đến nay cho dù các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự chính thức, bao gồm cả tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) đã phản đốidự án.

Một số chuyên gia Việt Nam đã lập luận rằng chiến lược tốt nhất của Việt Nam là tham gia điều hành dự án theo cách ít gây hại nhất cho nông dân và ngư dân ở hạ nguồn. Một số người đã suy đoán rằng nếu Việt Nam từ bỏ dự án, Trung Quốc chắc chắn sẽ nhảy vào.

Tham vọng của Trung Quốc là một cách chắc chắn để đánh thức dư luận Việt Nam. Nhưng liệu các ngân hàng và công ty Trung Quốc có thực sự tiếp quản dự án nếu Việt Nam từ bỏ nó?

Trung Quốc, cụ thể là Sinohydro, Datang International và China Power, tất cả đều là các công ty nhà nước, đã đóng vai trò lớn trong việc khai thác sông Mekong và các nhánh của nó. Họ có ảnh hưởng đáng kể ở Lào, nơi họ đã thúc đẩy kinh doanh vì các cơ hội tốt để phát triển thủy điện ở lưu vực trong Trung Quốc đã cạn kiệt. Hoạt động của họ phù hợp với chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh và Vành đai conđường kết nối Trung Quốc với phần còn lại của Á-Âu. Viễn cảnh Trung Quốc sẽ tiếp quản dự án đập Luang Prabang làm người Việt Nam lo lắng, đặc biệt là lo mất ảnh hưởng tại Lào vào tay Trung Quốc.

Nhưng vẫn còn lý do chính đáng để các con đập được lên kế hoạch tại Luang Prabang, hoặc các con đập khác tại Pak Lay, Pak Beng hoặc tại Sambor và Stung Treng ở Campuchia có thể không bao giờ được hoàn thành, dù bởi Trung Quốc hay Việt Nam. Chuyện này cũng không liên quan gì đến nỗi lo môi trường hạ lưu mà đơn giản là bài toán kinh tế. Nói một cách đơn giản, chi phí sản xuất năng lượng mặt trời quang điện đã giảm nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng trước đây, nhờ được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong công nghệ và phương pháp sản xuất. Nó giảm nhanh chóng đến mức tính hiệu quả của nhiều thủy điện lớn hơn trong lưu vực sông Mekong ngày càng bị nghi ngờ.

Hãy xem xét Pak Lay, dự án thủy điện dòng chính sông Mekong đã được phê duyệt năm ngoái. Sinohydro dự kiến ​​sẽ bắt đầu xây dựng vào năm 2022 và hoàn thành vào năm 2029. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc là nhà tài trợ chính của dự án trị giá 1,7 tỷ USD. Theo đánh giá kinh tế đã được cung cấp cho MRC trong quá trình phê duyệt, Sinohydro dự kiến ​​sẽ bán điện giá8,2 cent mỗi KWh trong vòng đời 30 năm của dự án và sẽ hoàn vốn vào năm thứ 18. Nhưng giờ bài toán đó không còn hiệu quả nữa khi giá thành điện mặt trời còn dưới 7 cent mỗi KWh.

Xét cảm tính, Trung Quốc không có gì phải quan tâm nhiều nếu việc xây dựng đập bị đình trệ. Hiện Trung Quốc cũng thống trị ngành công nghiệp pin mặt trời toàn cầu. Còn trên thực tế mà nói, Trung Quốc đặt cược lớn vào thủy điện ở Lào vì quán tính. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có thể đã cam kết thề thốt đến mức họ sẽ cố đấm ăn xôi.

Phía Việt Nam thì khác khi tham gia khiêm tốn dù đã đặt ít tiền lên bàn. Phía Việt Nam vẫn có thể rút khỏi dự án, rút lại lời hứa với Lào vào năm 2007, với lý do nguyên tắc công bằng được thiết lập dựa trên luật quốc tế và hợp đồng: "hoàn cảnh thay đổi căn bản, không lường trước được" có thể miễn cho việc không thực hiện một điều ước hoặc nghĩa vụ hợp đồng.

Và thực sự, những hoàn cảnh đó đã thay đổi theo hai cách cơ bản.

Đầu tiên, hậu quả của việc phá hủy sông Mekong và các nhánh của nó không được ý thức rõ trong năm 2007 như bây giờ. Vào thời đó, thủy điện vẫn được coi là một công nghệ tái tạo 'lành tính; các chuyên gia chưa đưa ra các tác động tiêu cực về môi trường và sinh kế.

Thứ hai, lợi nhuận kinh tế và chi phí môi trường của thủy điện so với các phương tiện phát điện khác đã thay đổi hoàn toàn. Sản xuất năng lượng mặt trời vào năm 2007 được coi là một công nghệ đắt tiền, có phần táo bạo mà trong tương lai xa có thể đóng góp khiêm tốn cho cân bằng năng lượng của thế giới.

Giờ đây, các trang trại năng lượng mặt trời quy mô và hiện đạicó thể được triển khai nhanh chóng, tăng quy mô khi nhu cầu năng lượng tăng lên và sản xuất điện với chi phí thấp hơn đáng kể so với dự án đập thủy điện tương đương. Thay vì cho phép xây dựng nhiều đập hơn, chiến lược tốt nhất của Lào sẽ là phát triển các trang trại năng lượng mặt trời nổi bổ sung cho các công trình thủy điện có trên các hồ chứa hiện giờ.

Thật vậy, khi Thái Lan và Việt Nam đẩy nhanh định hướng lại các chiến lược phát triển năng lượng của riêng họ đối với năng lượng mặt trời và năng lượng gió, sẽ có một điều cần bàn là xuất khẩu điện của Lào sang cả hai quốc gia sẽ không như mong đợi (ý tác giả là khi đó Việt Nam và Thái có đủ điện dùng không cần mua từ Lào).

Theo phóng viên TTXVN tại Lào hôm 11.12 vừa qua,Ủy hội sông Mekong Quốc tế(MRC) vừa ra thông cáo báo chí giải thích về hiện tượng nước ở một số đoạn sông Mekong đổi màu, cho rằng việc mực nước xuống rất thấp, bùn cát sông giảm và sự xuất hiện của tảo trên cát cũng như ở đáy sông có thể là nguyên nhân có thể khiến nước sông Mekong gần đây đổi sang màu xanh.

MRC cho biết hiện tượng này có thể lan sang các đoạn sông Mekong khác tại những nơi có dòng chảy thấp.

Thông cáo cho biết gần đây, đoạnsông Mekongchảy qua tỉnhNakhon Phanomcủa Thái Lan và tỉnh Thakhek của Lào xuất hiệnmàu xanh lục-lam.

Phân tích sơ bộ của MRC về nguyên nhân và khả năng tác động, có nhiều yếu tố góp phần gây nên hiện tượng này và hệ quả có thể rất nghiêm trọng.

Phân tích chỉ ra rằng hiện nay, sông Mekong có dòng chảy rất thấp và đang trải qua một trong những đợt hạn tồi tệ nhất trong lịch sử tại khu vực, điều này đã làm thay đổi màu nước.

Phù sa mịn vốn thường thấy ở các đoạn sông có lưu lượng nước chảy nhanh và sâu làm cho nước có màu nâu, tuy nhiên phù sa mịn nay đã không còn, khiến cho nước trong hơn.

A.T (lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Mỹ khuyên Việt Nam xem lại bài toán kinh tế với thủy điện Luang Prabang