Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra rằng, doanh nghiệp (DN) thân hữu gồm có ba nhóm là DNNN, một số DN có vốn đầu tư nước ngoài và một ít DN tư nhân lớn của Việt Nam. Còn DN không thân hữu chủ yếu là DN nhỏ và vừa.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Chủ nghĩa thân hữu làm méo mó thị trường

Trí Lâm | 31/05/2016, 14:29

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra rằng, doanh nghiệp (DN) thân hữu gồm có ba nhóm là DNNN, một số DN có vốn đầu tư nước ngoài và một ít DN tư nhân lớn của Việt Nam. Còn DN không thân hữu chủ yếu là DN nhỏ và vừa.

Có 3 nhóm DN thân hữu
Thông tin trên được đưa ra tạihội thảo "Khát vọng Việt Nam 2035: Vai trò của doanh nghiệp và yêu cầu hiện đại hoá thể chế" được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đồng tổ chức sáng 30.5 tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Chi Lan nhận định Báo cáo Việt Nam 2035 đã đưa ra cách tiếp cận khá mạnh,nhìn thẳngvào những vấn đề của Việt Nam. Báo cáo cũng đãđề cập đến những khái niệm rất ít được nói ở nước ta như “chủ nghĩa thân hữu”.

Theo đó, việc thiên vị các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), hoặc DN khác do có quan hệ thân hữu với Nhà nước đã làm giảm khả năng của cơ quan nhà nước trong việc ban hành các quy định phù hợp với nguyên tắc quản lý kinh tế lành mạnh.

"Điều đó cũng nảy sinh tình trạng thương mại hóa thiết chế công tạo dư địa để một số quan chức lạm dụng thẩm quyền điều tiết thị tường, thực thi pháp luật và phân bổ quyền tài sản nhằm thu lợi cho mình và thân hữu", báo cáo nhận định.

Theo bà Phạm Chi Lan, ở Việt Nam không chỉ có sựphân phân biệt DNNN, DN đầu tư nước ngoài (FDI) với DN tư nhân trong nước, mà còn có sự phân biệt giữa DN thân hữu và DN không thân hữu.

“Doanh nghiệp thân hữu gồm 3 nhóm là DNNN, một số DN có vốn đầu tư nước ngoài và một ít DN tư nhân lớn của Việt Nam. Còn DN không thân hữu chủ yếu là DN nhỏ và vừa”, bà Lan nhấn mạnh.

Cũng nói về vấn đề chủ nghĩa thân hữu, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương nhận định rằng, nguyên nhân sâu xa là do ở Việt Nam thiếu thị trường.

“Hiện nay tài sản công rất lớn nhưng không ai biết bao gồm những gì? Giá trị gia tăng là bao nhiêu và ai đang được hưởng lợi từ đó? Chỗ này làm méo mó thị trường nhiều nhất”, ông Cung nói.

Thị trường phải cạnh tranh, minh bạch

Theo ông Cung, muốn đất nước phát triển không có cách gì khác là kéo Việt Nam về một thị trường cạnh tranh, cần là một thị trường cạnh tranh, minh bạch, dân chủ hơn nữa.

“Muốn vậy, cần phải thay đổi ở tất cả các thành phần mà nước phải luôn luôn đi trước. Nhà nước phải minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình. Rõ ràng vai trò của Nhà nước từ Quốc hội, Chính phủ. Nhưng muốn Nhà nước thay đổi, phải có áp lực hành chính đủ mạnh với những người đứng đầu”, ông Cung nói.

Đồng quan điểm, bà Victoria Kwakwa - Giám đốc WB tại Việt Nam cho rằng cùng với phát triển kinh tế tư nhân, cần thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ. Sự phát triển của tư nhân đòi hỏi Chính phủ phải phát huy vai trò của mình, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân dẫn dắt nền kinh tế thị trường.

Đồng thời, theo Kwakwa, cầnphân định rõ giới hạn Nhà nước và thị trường, xác định chính sách hỗ trợ cho DN tư nhân, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thể chế, tạo ra mô hình nhà nước mới, đảm bảo trách nhiệm minh bạch và giải trình....

Cùng chung nhận định, ông Nguyễn Văn Vịnh -Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra một so sánh rằng, nếu như vào thế kỷ 19, kinh tế Việt Nam ngang bằng, thậm chí vượt nhiều quốc gia trong khu vực, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tụt hậu, bị bỏ lại rất xa.

“Nguyên nhân nằm ở đâu? Chính là những bất cập về thể chế. Do vậy, nếu không cải cách thể chế thì Việt Nam còn bị bỏ xa hơn nữa. Thông điệp quan trọng nhất của báo cáo này là đổi mới, đổi mới mạnh mẽ, liên tục đổi mới là yêu cầu quan trọng nhất để phát triển”, ông Vịnh nhất mạnh.

Theo ông Vịnh, cải cách và thể chế đã đặt ra nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra. Việt Nam đang gặp vấn đề thể chế, được nói nhiều nhưng chưa được giải quyết, đây cũng là một trong những nút thắt cản trở sự phát triển.

Do vậy, thực tiễn này đòi hỏi Chính phủ phải xác định được vai trò, trách nhiệm của mình, phải tự chuyển đổi mình tạo ra một mô hình Nhà nước kiến tạo, phục vụ, minh bạch và mang tính giải trình.

DN phải có tầm nhìn dài hạn

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Báo cáo Khát vọng Việt Nam 2035 đưa ra một tầm nhìn quan trọng, dài hạn với sự phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, cộng đồng DN cần một tầm nhìn dài hạn chứ không chỉ dựa vào một tầm nhìn ngắn vài ba năm.

“Tuy nhiên, muốn DN phát triển thì cần cải cách thể chế. Thể chế nào DN đó. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. DN và doanh nhân không chỉ là kết quả của thể chế mà còn là động lực cải thiện, thay đổi thể chế, đây là một mối tác động hai chiều”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Còn theo ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, quyết định thành công hay không trong quá trình cải cách thể chế chính là chủ thể Còn theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú.

Ông Đoàn nói, DN cần hiểu mình đang thực sự ra biển lớn, quá trình hội nhập là không thể cưỡng lại và do đónhững người chủ DN phải nâng cao trình độ, bởi nhiều DN không phát triển đượcdo nhận thức của lãnh đạo DNchưa đáp ứng được nhu cầuhội nhập.

“Hãy bỏ những thói quen như nước đến chân mới nhảy, làm hàng nhái, hàng giả, “đi đêm” với chính quyền để thu lợi, cần chú trọng minh bạch, liêm chính hơn nữa”, ông Đoàn nói thêm.

Ngoài ra, DN Việt cần thực sự quan tâm đến đến thị trường xuất khẩu, đặc biệt đối với những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như chế biến thủy sản, dệt may, điện tử… hoặc là giải phải kết hợp với DN FDI, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài để cộng gộp sức mạnh cạnh tranh.

Trí Lâm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Chủ nghĩa thân hữu làm méo mó thị trường