Do nắng nóng kéo dài nên giá các loại thực phẩm như trái cây, thủy sản, thịt… đồng loạt tăng giá mạnh. Dù giá “leo thang” nhưng một số loại nông sản vẫn hiếm, nhiều sạp không có hàng để bán.

Nắng nóng kéo dài, thực phẩm ‘rủ nhau’ tăng giá mạnh

Phan Diệu | 30/05/2016, 11:18

Do nắng nóng kéo dài nên giá các loại thực phẩm như trái cây, thủy sản, thịt… đồng loạt tăng giá mạnh. Dù giá “leo thang” nhưng một số loại nông sản vẫn hiếm, nhiều sạp không có hàng để bán.

Trái cây khan hiếm do thời tiết bất lợi

Theo báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2015 của Bộ NN-PTNT, do ảnh hưởng của nắng hạn, xâm nhập mặn kéo dài nênnăng suất và sản lượng trái cây ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sụt giảm, đẩy giá lên cao.

Theo đó, từ đầu tháng 5 đến nay, thị trường trái cây ở ĐBSCL luôn giữ giá ở mức cao. Tại tỉnh Tiền Giang, những ngày này, xoài cát Hòa Lộc đang tăng giá,với giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg nhưng không đủ hàng để đưa đi xuất khẩu sang Nhật.

Tương tự, xoài cát chu loại 1 được thương lái thu mua với giá bán buôn là 15.000 đồng/kg, tăng khoảng 6.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái.

Tại Tiền Giang, thanh long ruột đỏ có giá 35.000 đồng/kg, loại ruột trắng 17.000 đồng/kg, tăng thêm 30% so với các tháng trước đó.

Chưa kể, nắng nóng kéo dài khiến năng suất trái cây có múi giảm mạnh, đầy giá lên cao. Giá cam sành tại vườn lên hơn 20.000 -31.000 đồng/kg, cao hơn 7.000 -10.000 đồng/kg so với đầu năm nhưng rất khan hàng.

Giá quýt đường tại Đồng Tháp thời điểm này cũng lên 35.000 - 45.000 đồng/kg, tăng khoảng 8.000 đồng/kg so với năm ngoái. Chanh tươi tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… đang có giá từ15.000 -25.000 đồng/kg (tùy loại).

Tại tỉnh Bến Tre, bưởi da xanh được bán với giá khoảng từ 53.000 - 55.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với tháng trước.

Những ngày nắng nóng vừa qua tại tỉnh Bến Tre đã khiến thị trường dừa tăng mạnh, cung không đủ cầu nên một số nơi thương lái mua luôn cả dừa non (loại dừa lấy dầu) để bán. Cụ thể, hiện dừa uống các loại tại các cơ sở thu mua giá 60.000 - 70.000 đồng/chục (12 quả), dừa xiêm xanh 90.000 - 100.000 đồng/chục, dừa dứa 12.000 - 15.000 đồng/trái.

Giá tômtăng, cá tra giảm

Không chỉ có trái cây tăng giá mạnh, giá tôm nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL cũng đồng loạt tăng mạnh trong tháng 5.2016. Nguyên do giá tôm xuất khẩu tăng và nguồn cung giảm mạnh bởi ảnh hưởng khí hậu nóng và độ mặn tăng cao.

Tại Cà Mau, tôm sú cỡ 20 con/kg lên mức 300.000 đồng/kg, tăng 27.000 đồng/kg so với tháng trước. Tôm cỡ 30 con/kg lên 240.000 đồng/kg, tăng 37.000 đồng/kg. Loại tôm cỡ 40 con/kg đạt mức 160.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng cỡ 70 con/kg tăng lên 143.000 đồng/kg từ 131.000 đồng/kg tháng trước, cỡ 100 con/kg từ 109.000 đồng/kg tăng lên 112.000 đồng/kg.

Đáng chú ý, cátra lại có dấu hiệu giảm giá sau thời gian tăng giá cao. Cụ thể, sau khi đạt mức giá 22.000 - 22.500 đồng/kg (trả chậm) vào đầu tháng 4.2016 thì thị trường cá tra nguyên liệu tiếp tục duy trì mức giá này trong nửa đầu tháng 5.2016.

Tuy nhiên, hiện nay giá cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL đã có dấu hiệu giảm xuống và chững lại ở mức giá 21.000 – 21.500 đồng/kg đối với cá trong size (700-900 g/con).

“Xu hướng chững giá này một phần do chưa có đơn hàng mới, phần khác do các nhà máy chuyển qua bắt cá trong vùng nuôi, hạn chế thu mua cá ngoài vùng nuôi để tránh gây áp lực tăng giá thu mua cá tra nguyên liệu”, Bộ NN-PTNT cho biết thêm.

Về thịt, thời điểm đầu tháng 5.2016, giá lợn hơi tại các tỉnh Đông Nam Bộ - vùng chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước đã đạt mức cao nhất trong vòng 19 tháng qua do Trung Quốc đẩy mạnh thu mua.

Thế nhưng, đến khoảng giữa tháng 5.2016,Trung Quốc đột ngột ngừng nhập lợn hơi qua đường tiểu ngạch do tăng cường công tác kiểm soát kiểm dịch đối với mặt hàng thực phẩm vào nội địa, khiến giá lợn hơi tại Việt Nam bắt đầu giảm.

Mặc dù vậy, lợn xuất chuồng ở các trang trại chăn nuôi ở các tỉnh phía nam hiện vẫn ổn định, người chăn nuôi vẫn có lãi. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục đóng cửa thì giá sẽ tiếp tục giảm xuống.

Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá thu mua lợn hơi đã giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng xuống mức 42.000 – 46.000 đồng/kg; tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, hiện đạt 53.000 đồng/kg; tại Nam Định giảm 500 đồng/kg, hiện đạt 46.000 đồng/kg.

Trái chiều với giá lợn hơi, giá gà ta tại một số địa phương đã tăng nhẹ do nguồn cung giảm, nhu cầu tiêu thụ tăng. Giá thu mua gà ta tại Đồng Nai hiện đạt 60.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá bán buôn gà trống ta hơi tại chợ Hà Vĩ, Hà Nội tăng 10.000 đồng/kg, hiện đạt 100.000 đồng/kg.

Phan Diệu

Ảnh: PD
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nắng nóng kéo dài, thực phẩm ‘rủ nhau’ tăng giá mạnh