Người phát ngôn của Tổng thống và đại diện phát ngôn cho IATF, cho biết Philippines sẽ khó có được nhiều liều vắc-xin Mỹ ngay cả khi họ rất muốn.

Chuyên gia Philippines khuyên người dân đừng kén chọn khi tiêm vì vắc xin Mỹ tới đây rất hiếm

Anh Tú | 22/09/2021, 15:17

Người phát ngôn của Tổng thống và đại diện phát ngôn cho IATF, cho biết Philippines sẽ khó có được nhiều liều vắc-xin Mỹ ngay cả khi họ rất muốn.

Hôm 21.9, chính quyền Philippines cho biết nguồn cung vắc xin phương Tây trên toàn cầu là không đủ và ngay cả những đơn đặt hàng của Philippines cũng chỉ được giao với số lượng nhỏ.

Đó là phản hồi của chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi, Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte - con gái của tổng thống, đề nghị chính phủ mua nhiều hơn vắc xin phương Tây thay vì Trung Quốc.

Người phát ngôn của Tổng thống Harry Roque còn xác nhận về tính hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc, trích dẫn ý kiến ​​chuyên gia rằng những vắc-xin này giúp bảo vệ chống lại các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong do COVID-19.

Thị trưởng Sara Duterte đã yêu cầu Tổ liên ngành đặc biệt về quản lý các bệnh truyền nhiễm (IATF) xem xét mua thêm vắc xin Pfizer và Moderna do Mỹ sản xuất vì bà tiết lộ rằng nhiều người dân thành phố Davao muốn tiêm loại đó.

Người phát ngôn của Tổng thống và đại diện phát ngôn cho IATF, cho biết Philippines sẽ khó có được nhiều liều vắc-xin của phương Tây ngay cả khi họ cũng rất muốn.

“Chúng tôi đã đặt mua 40 triệu (liều Pfizer), nhưng như bạn có thể thấy, chúng về nhỏ giọt và những gì sắp đến đều là do COVAX cung cấp, trao tặng”, Roque nói trong một cuộc họp báo.

Ông Roque nói thêm, Philippines không phải là trường hợp duy nhất gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thương hiệu không phải của Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo, nhà sinh học phân tử Nicanor Austriaco cho biết hỗn hợp vắc xin hiện tại được triển khai ở thành phố Davao, chủ yếu là liều Sinovac, có hiệu quả lên đến 86,5% và ngăn ngừa 97,5% trường hợp tử vong.

Austriaco khẳng định: “Vì vậy, điều rất quan trọng là phải nói với những người đồng bào rằng các loại vắc-xin hiện tại ở Philippines… vẫn cực kỳ mạnh mẽ trong việc bảo vệ người Philippines chống lại biến thể Delta”.

Austriaco nói rằng tốt hơn hết là nên tiêm phòng với bất kỳ vắc xin nào sẵn có hơn là không chịu tiêm, để giúp cơ thể có thể bảo vệ chống lại bệnh trở nặng và tử vong.

“Không có gì hứa hẹn bạn sẽ mua được Pfizer và Moderna vì Mỹ sắp bắt đầu chương trình tăng cường cho Pfizer và Moderna và chúng tôi không biết điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nguồn cung trên toàn thế giới”, Austriaco phân tích thêm.

Chạy đua tiêm chủng

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Edsel Salvana cũng lưu ý rằng Sinovac và Sinopharm có danh sách sử dụng khẩn cấp từ Tổ chức Y tế Thế giới, có nghĩa là cơ quan quốc tế nhận thấy những loại thuốc này hiệu quả và an toàn.

Tính đến ngày 20.9, Philippines đã nhập 64,9 triệu liều, theo dữ liệu từ Tổ đặc biệt Quốc gia Phòng chống COVID-19. Trong đó, hơn một nửa hoặc 36 triệu liều là CoronaVac do công ty Sinovac Biotech có trụ sở tại Trung Quốc sản xuất, trong khi 15% hoặc 9,6 triệu liều là vắc xin Oxford-AstraZeneca và 14% hoặc 9,2 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech.

Các nhãn hiệu vắc xin khác được dùng tại Phlippines là Moderna (5,3 triệu), Johnson & Johnson-Janssen (3,2 triệu, được sử dụng dưới dạng vắc xin một liều), Sinopharm (1 triệu), Sputnik V (570.000) và Hayat-Vax (100.000).

Bộ trưởng Carlito Galvez Jr., người phụ trách chương trình tiêm chủng quốc gia, cho biết việc cung cấp các liều vắc xin sẽ tăng lên trong vài tuần tới và vào cuối tháng 10, Philippines sẽ nhận được tổng cộng 100 triệu liều. Galvez cho biết Philippines sẽ nhận được 20 triệu liều trước cuối tháng 9 hoặc vào tuần đầu tiên của tháng 10.

Trong 29 tuần tiêm chủng bắt đầu từ ngày 1.3, chính phủ báo cáo rằng 22.970.212 người Philippines đã được tiêm chủng, trong đó có 18.823.718 người đã được tiêm chủng đầy đủ.

Điều này giúp 21% dân số ước tính 110 triệu của Philippines được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin COVID-19 và 17% đã được tiêm chủng đầy đủ.

Nếu dân số đủ điều kiện tiêm chủng gồm người Philippines từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ những người được tiêm chủng đầy đủ là 26,6%.

Tình hình tại Manila

Chủ tịch của Cơ quan Phát triển vùng Manila, Benhur Abalos hôm 21.9 cho biết ông hy vọng rằng những người đủ điều kiện ở Vùng thủ đô quốc gia sẽ được tiêm chủng hoàn toàn vào cuối năm nay.

Trong báo cáo trên truyền hình với Tổng thống Duterte hôm 20.9, Abalos nói rằng tính đến ngày 19.9, khoảng 6,58 triệu hoặc 67,13% cư dân vùng thủ đô đủ điều kiện đã được tiêm chủng đầy đủ. Con số này dự kiến ​​sẽ đạt 7,84 triệu dân hoặc 80% vào ngày 19.10 và 8,77 triệu dân hoặc 89,53% vào ngày 19.12.

Dân số đủ điều kiện bao gồm khoảng 9,8 triệu người trưởng thành hoặc 70% trong số 14 triệu người của vùng thủ đô. Tiêm phòng cho một nửa trong số 14 triệu người được dự đoán là đủ để an toàn trong khi tiêm phòng cho 9,8 triệu trở lên được cho là sẽ mang lại khả năng miễn dịch cộng đồng ở Manila.

Tình hình khan hiếm nguồn cung vắc xin là câu chuyện chung của các nước trên thế giới cũng như ở Đông Nam Á. Do vậy, người dân Việt Nam nên hưởng ứng lời kêu gọi thực hiện tiêm sớm vắc xin trên nguyên tắc "vắc xin tốt nhất là vắc xin sớm nhất". Việt tiêm sớm vắc xin sẽ giúp chúng ta sớm chiến thắng đại dịch, khôi phục sản xuất theo tinh thần thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Philippines khuyên người dân đừng kén chọn khi tiêm vì vắc xin Mỹ tới đây rất hiếm