Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel nhận xét: “Tín hiệu mạnh mẽ mà Pháp ngày hôm nay nên gửi là rời khỏi bộ chỉ huy quân sự  NATO”.

Đảng Cộng sản Pháp và nhiều đảng khác kêu gọi Pháp rời NATO sau vụ bể hợp đồng tàu ngầm

Anh Tú | 22/09/2021, 11:29

Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel nhận xét: “Tín hiệu mạnh mẽ mà Pháp ngày hôm nay nên gửi là rời khỏi bộ chỉ huy quân sự  NATO”.

Trong bối cảnh nước Pháp tiếp tục tranh cãi về kế hoạch của Mỹ cung cấp các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc, một số nhà lập pháp cả cánh tả và cánh hữu Pháp đang đặt câu hỏi về tư cách thành viên của Pháp tại NATO, một liên minh mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hai năm trước đã mô tả là “chết não”.

Thỏa thuận giữa Mỹ và Úc, cũng liên quan đến Anh trong một hiệp ước an ninh ba bên tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới đây được gọi là Aukus, đã khiến Úc hủy hợp đồng mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường từ Pháp, ký hồi năm 2016.

Thỏa thuận Aukus đã gây ra rạn nứt ngoại giao nghiêm trọng giữa Pháp và Mỹ, khi Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian triệu hồi đại sứ từ Washington - lần đầu tiên - và cáo buộc Mỹ đâm sau lưng Pháp, một đồng minh NATO.

Phản ứng trên Twitter về tình tiết này, Bastien Lachaud, một nhà lập pháp của đảng Cánh tả La France Insoumise, lưu ý rằng trưởng đảng Jean-Luc Mélenchon, “đã nói trong nhiều năm rằng chúng ta phải thoát khỏi NATO và thoát khỏi sự phụ thuộc của chúng ta vào Mỹ”.

Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel nhận xét: “Tín hiệu mạnh mẽ mà Pháp ngày hôm nay nên gửi là rời khỏi bộ chỉ huy quân sự  NATO và cho thấy rằng Pháp cần giành lại độc lập trong chính sách quốc phòng và đối ngoại của mình”.

(Năm 1966, Tổng thống Charles de Gaulle đã rút Pháp khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO, một quyết định chỉ bị đảo ngược vào năm 2009.)

Phe cực hữu cũng có quan điểm tương tự. Trưởng nhóm National Rally, Jordan Bardella cho biết diễn biến này sẽ “đánh thức người Pháp”.

Ông Bardella nói: “Chúng ta phải đặt câu hỏi về tư cách thành viên của mình trong NATO, không được ngây thơ. Chúng ta đôi khi có những lợi ích khác nhau với Mỹ và đó là điều bình thường".

“Macron đã đúng khi nói rằng NATO đã chết não”, Bardella nói thêm.“Chúng ta phải đưa ra kết luận. Chúng ta phải trả lại cho Pháp các phương tiện tự do và quốc phòng bằng cách rời khỏi NATO”.

NATO được thành lập vào năm 1949 để đối phó với Liên Xô. Bình luận "chết não" được Macron đưa ra khi ông đặt câu hỏi về tư cách của liên minh trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, giữa bối cảnh về quyết định tranh cãi của Tổng thống Donald Trump khi rút quân khỏi miền bắc Syria trước một chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là một thành viên NATO.

Macron hiện có kế hoạch tổ chức một cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng tập trung vào vấn đề tàu ngầm. Hội đồng Quốc phòng, do tổng thống làm chủ tịch, và các thành viên là bộ trưởng nội vụ, quốc phòng, ngoại giao và các tổng cục trưởng quân đội và an ninh.

Ông nói với các tổ chức truyền thông: “NATO đã bắt đầu phản hồi, theo yêu cầu của chúng tôi, về các nguyên tắc cơ bản của nó. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Madrid (vào năm 2022) sẽ đẩy cao một khái niệm chiến lược mới. Rõ ràng, những gì vừa xảy ra sẽ phải được thảo luận”.

Tuy nhiên, Macron không đưa ra bình luận nào về việc rời NATO.

Chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO, Đô đốc Rob Bauer của Hà Lan, đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của rạn nứt đối với liên minh.

Đô đốc Rob Bauer nhận định: "Có thể có những tác động hoặc hậu quả do kết quả của thỏa thuận này (Aukus) nhưng tôi chưa lường trước được vào lúc này, nó sẽ có tác động đến sự gắn kết trong NATO”.

Trong khi đó, một số chính trị gia Pháp đang kêu gọi một cuộc điều tra chính thức để xác định ai là người có lỗi trong vụ này, đồng thời chỉ trích chính phủ không lường trước được khả năng mất hợp đồng tàu ngầm khổng lồ.

Hélène Conway-Mouret, một nghị sĩ đảng Xã hội, cho biết đã có những dấu hiệu trong nhiều tháng cho thấy “người Úc không hài lòng về sự chậm trễ và các chi phí bị đội lên” liên quan đến hợp đồng tàu ngầm với Pháp.

Nhà lập pháp của đảng Cộng hòa Philippe Juvin nói với France Info TV rằng ông ủng hộ một cuộc điều tra về diễn tiến vụ việc mà người Pháp không hề hay biết.

Ông nói: “Chúng ta đang mất việc và mất ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vậy bây giờ chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải rút ra những bài học. Nước Pháp phải giành lại quyền tự chủ và độc lập của mình”.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 21.9 xác nhận rằng một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Macron, được sắp xếp theo yêu cầu của ông Biden, dự kiến ​​sẽ sớm diễn ra.

Người phát ngôn chính phủ Pháp hôm 19.9 cũng xác nhận Tổng thống Pháp Macron sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong vài ngày tới.

"Tổng thống Biden đã yêu cầu được nói chuyện với Tổng thống Cộng hòa Pháp và sẽ có một cuộc thảo luận qua điện thoại trong vài ngày tới giữa Tổng thống Macron và Tổng thống Biden", người phát ngôn Gabriel Attal thông báo.

Ông Attal cho biết Pháp sẽ tìm cách "làm rõ" về việc hủy bỏ đơn đặt hàng tàu ngầm. Việc hủy bỏ hợp đồng được ký vào năm 2016, đã khiến Pháp phẫn nộ vì cho rằng Paris không được các đồng minh tham khảo ý kiến. Tuy nhiên, chính phủ Úc cho biết họ đã làm rõ những lo ngại của mình trong nhiều tháng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảng Cộng sản Pháp và nhiều đảng khác kêu gọi Pháp rời NATO sau vụ bể hợp đồng tàu ngầm