Theo Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Umberto I, giáo sư tại Đại học Sapienza (Ý) Claudio Mastroianni, người trực tiếp điều trị nhiều bệnh nhân nhiễm vi rút SARS-CoV-2, loài vi rút này không chỉ hủy hoại phổi mà cả các cơ quan khác trong khi tất cả các liệu pháp điều trị hiện nay đều chỉ mang tính thử nghiệm.

Chuyên gia Ý cảnh báo vi rút SARS-CoV-2 không chỉ ảnh hưởng đến phổi

06/04/2020, 17:57

Theo Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Umberto I, giáo sư tại Đại học Sapienza (Ý) Claudio Mastroianni, người trực tiếp điều trị nhiều bệnh nhân nhiễm vi rút SARS-CoV-2, loài vi rút này không chỉ hủy hoại phổi mà cả các cơ quan khác trong khi tất cả các liệu pháp điều trị hiện nay đều chỉ mang tính thử nghiệm.

Quang cảnh một bệnh viện Ý - Ảnh: IPA

Theo TASS, trong cuộc trả lời phỏng vấn, người đứng đầu Khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Umberto I, giáo sư tại Đại học Sapienza Claudio Mastroianni đã khẳng định vi rút SARS-CoV-2 không chỉ hủy hoại phổi mà cả các cơ quan khác, lây lan ở cấp độ vi tuần hoàn (microcircular level) ở giai đoạn muộn của bệnh, tuy nhiên những tác động xấu này có thể được ngăn ngừa bằng chẩn đoán kịp thời và chuyên sâu.

"Chúng ta đang nói chủ yếu về viêm phổi do coronavirus, nhưng các phân tích, bao gồm cả những phân tích lấy từ bệnh nhân đã chết, chỉ ra rằng cuối cùng, vi rút ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, bởi vì ở cấp độ vi tuần hoàn mạch, nó gây ra một số quá trình viêm và tác động đến tất cả các cơ quan, ảnh hưởng đến phổi là nhiều nhất. Nhưng các cơ quan khác bị ảnh hưởng gần như ở cấp độ mao mạch theo dòng vi tuần hoàn (microcircular). Và khía cạnh này cần được nghiên cứu” - Giáo sư Mastroianni nói.

Theo phóng viên TASS, Khoa Bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Umberto I đã được trang bị lại hoàn toàn để tiếp nhận bệnh nhân bị coronavirus, 180 người hiện được điều trị, trong đó có 27 người được đặt nội khí quản. Tổng cộng 280 bệnh nhân được Giáo sư Mastroianni chữa, trong số đó 32 người đã chết. Ông lưu ý đến nhiều điều kỳ lạ của loài vi rút này, đồng thời ông có xu hướng tin rằng ai đó ban đầu có thể miễn dịch với nó. "Có những gia đình bị bệnh, nhưng không phải tất cả các thành viên đều bị nhiễm bệnh. Tất cả những điều này vẫn còn được các chuyên gia nghiên cứu. Ví dụ, một điều kỳ lạ khác là hiện tại, phụ nữ ít bị nhiễm bệnh hơn. Sau đó, chúng tôi chưa phát hiện ra một ca nhiễm nào ở những người có HIV", giáo sư nói.

Trong số các yếu tố nguy cơ, Giáo sư Claudio Mastroianni nhấn mạnh đến béo phì và tiểu đường, bất kể tuổi tác. Theo ông, tỷ lệ tử vong cao có thể được giải thích bởi 2 yếu tố. Một trong số đó là tuổi già của dân số. "Lý do thứ hai, có lẽ là số người nhiễm bệnh thực sự cao hơn nhiều so với dữ liệu chính thức. Có ý kiến ​​cho rằng cứ tương ứng mỗi trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện thì có 6-10 trường hợp không được phát hiện. Và nếu tính đến khía cạnh này, tỷ lệ tử vong như vậy sẽ thấp hơn đáng kể". Ông xác nhận rằng hầu hết các trường hợp tử vong được ghi nhận ở những người lớn tuổi mắc các bệnh lý như tim mạch và ung thư, tiểu đường, béo phì. "Không dễ để xác định liệu cái chết đến từ COVID-19 hoặc từ các bệnh khác trên nền bệnh COVID-19" - chuyên gia nói thêm.

"Ngoài các xét nghiệm, điều cực kỳ quan trọng là tiến hành kiểm tra chụp cắt lớp phổi, bởi vì ngoài các xét nghiệm máu lâm sàng và các chỉ số về hàm lượng oxy trong máu, ảnh chụp nhanh phổi có thể giúp hiểu được tình trạng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở Ý, chúng tôi thấy hiện tượng tương tự mà chúng tôi quan sát thấy ở Trung Quốc: chụp cắt lớp cho thấy tổn thương phổi, trong khi một miếng gạc họng có thể cho kết quả âm tính. Chúng tôi phát hiện vi rút trong phổi bằng cách sử dụng nội soi phế quản. Trong những trường hợp như vậy, cần phải nghiên cứu và chẩn đoán sâu hơn”, ông lưu ý. Theo kinh nghiệm của ông, các xét nghiệm đáng tin cậy 70 - 80%. Ông cũng tuyên bố rằng không phải tất cả những người chết đều ở trong bệnh viện. "Bệnh này diễn ra qua 2 giai đoạn. Trong 7-10 ngày, các triệu chứng có thể nhẹ: sốt nhẹ, ho nhẹ và đột ngột xấu đi. Điều rất quan trọng là xác định những người nên nhập viện và kiểm soát trong giai đoạn đầu tiên để tránh nhập viện khẩn cấp khi bệnh nhân rơi vào tình huống khá vô vọng. Bây giờ khi chúng tôi có giường bệnh, chúng tôi đang cố gắng bố trí họ và tình trạng của họ khá khả quan. Những người cuối cùng bị chết thường đến với chúng tôi muộn ", giáo sư nói.

GS Claudio Mastroianni cũng dự báo tuần tới Ý có thể đạt tới đỉnh dịch và tới cuối tháng này, số ca mắc mới sẽ giảm. Điều quan trọng là phát hiện tất cả các ca nhiễm mới và không để xuất hiện những ổ dịch cục bộ mới.

Khi được hỏi về liệu pháp kháng thể, Giáo sư Claudio Mastroianni chia sẻ rằng tất cả các liệu pháp đều là thử nghiệm. "Lúc đầu chúng tôi sử dụng thuốc chống HIV, bây giờ chúng tôi sử dụng thuốc chống sốt rét, cũng như thuốc chống viêm khớp dạng thấp. Liệu pháp này cho thấy kết quả không tồi. Đồng thời, chúng tôi đang phát triển các xét nghiệm máu có thể chỉ ra sự phát triển của kháng thể. Ở giai đoạn hiện tại của Ý, dựa trên dữ liệu của Trung Quốc về việc điều trị bệnh nhân bằng huyết tương của những người đã khỏi bệnh, chúng tôi có thể nói rằng các sinh vật đã phát triển kháng thể thì gần như chắc chắn đạt được miễn dịch".

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Ý cảnh báo vi rút SARS-CoV-2 không chỉ ảnh hưởng đến phổi