Nhờ biết tận dụng lợi thế là những cánh rừng tràm bạt ngàn để làm du lịch nên bức tranh kinh tế ở huyện U Minh (Cà Mau) ngày thêm khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Chuyện người dân xứ U Minh 'khai thác' rừng tràm làm du lịch

Trần Khải | 15/02/2022, 16:10

Nhờ biết tận dụng lợi thế là những cánh rừng tràm bạt ngàn để làm du lịch nên bức tranh kinh tế ở huyện U Minh (Cà Mau) ngày thêm khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Nhắc đến huyện U Minh (Cà Mau), khách thập phương nghĩ ngay đến vùng đất với những rừng tràm bạt ngàn, thẳng tắp, một vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều loại sản vật như cá tôm, rùa, rắn, và nhất là mật ong rừng tràm rất có giá trị về kinh tế. Cũng không thể không nhắc đến, người dân U Minh cần cù, chịu thương chịu khó lao động để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống, góp phần làm giàu cho xã hội.

3.jpg
Huyện U Minh tập trung phát triển vườn cây trái, thu hút khách du lịch  - Ảnh: PP

Với lợi thế sẵn có là những cánh rừng tràm nên người dân xứ U Minh đã mạnh dạn đầu tư làm du lịch cộng đồng. Cách làm du lịch của dân bản xứ cũng khá đặc biệt, chẳng cần đầu tư quá cầu kỳ, sang trọng, đắt đỏ như ở các khu vực thành phố lớn. Họ chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ để sắm vài chiếc xuồng ba lá hoặc vỏ lãi, máy móc… rồi dựng vài ba chiếc chòi lá trong rừng bên những vạt rừng tràm, tận dụng gió trời để làm mát. Vậy mà thu hút khách thập phương tìm đến để tham quan xuyên rừng bằng cách tự mình hòa mình vào thiên nhiên, làm các công việc đồng áng của người nông dân như giăng câu, giăng lưới, đặt lờ đặt lợp, trúm lươn, lấy mật ong (ăn ong)…

1-1-.jpg
Một du khách thích thú thổi đuốc để ăn ong

Sau thời gian tự mình tìm kiếm những sản vật dân dã, thôn quê, du khách có thể tự mình lên những căn chòi lá hiu hiu gió mát chế biến thức ăn rồi cũng nhau nhâm nhi vài ly rượu đế với mồi đặc sản.

Cách làm du lịch của người dân xứ U Minh mộc mạc, gần gũi vậy đó. Không cần nhiều vôn liếng, cũng không cần nhiều diện tích đất riêng, ai có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu hoặc có thể vài ba gia đình hùn hạp nhau để mở điểm du lịch thì cũng ăn nên làm ra như thường.

Anh Lê Tứ Phương, một du khách đến từ Đồng Nai, chia sẻ: “Những ngày đầu xuân mới Nhâm Dần tôi đã trở lại xứ tràm U Minh để du lịch. Về với địa phương này tôi được hít thở không khí trong lành rất sảng khoái. Về đây, bao cảm giác mệt mỏi trong tôi tự tan biến, tôi được hòa mình vào thiên nhiên để tận hưởng, làm những điều mình thích. Đến với U Minh tôi thích nhất chất tự nhiên, dân dã, chứa đựng những hồn cốt làng quê khiến cho ký ức tuổi thơ ùa về. Du lịch U Minh biết tận dụng địa thế để phát triển và người dân đã phát huy rất tốt”.

ong-le-hong-thinh-pho-chu-tich-ubnd-huyen-u-minh.jpg
Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh trò chuyện về cách làm du lịch ở địa phương

Bà Đào Thị Tâm, du khách đến từ TP.HCM cho biết: “Năm nào tôi và gia đình cũng đến U Minh để tham quan du lịch. Người dân ở đây rất dễ mến và họ làm du lịch rất bình dân. Đặc biệt là các điểm du lịch vẫn giữ được nét tự nhiên chứ không nhân tạo như những nơi khác. Và các món ăn ở vùng đất này rất vừa miệng. Thích nhất là cảm giác tự đi xuồng xuyên rừng, được hòa mình vào thiên nhiên. Tôi sẽ còn trở lại xứ U Minh nhiều lần nữa”.

"Dịp Tết Nhâm Dần, điểm du lịch của gia đình tôi thu hút nhiều lượt khách thập phương đến tham quan, vui chơi. Nhìn chung, du khách rất hài lòng về thái độ phục vụ, cũng như giá cả các dịch vụ đều rất bình dân", chủ một điểm du lịch ở huyện U Minh chia sẻ.

1-3-.jpg
Một nhóm du khách từ Cần Thơ thích thú với du lịch xuyên rừng

Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau có kế hoạch phát triển du lịch năm 2022. Cụ thể, huyện U Minh sẽ phát triển các điểm du lịch cộng đồng như vườn cây ăn trái, nghề đan lát, gác kèo ong ở các xã Nguyễn Phích, Khánh An. Tỉnh đồng thời hỗ trợ người dân xây dựng điểm sản xuất, trưng bày kinh doanh sản phẩm lưu niệm, phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm, mua sắm của du khách.

Đánh giá về tình hình kinh tế du lịch của huyện trong những tháng đầu năm 2022, ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh thông tin: “Riêng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các điểm du lịch trên địa bàn huyện đón tiếp khoảng 9.000 lượt khách. Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát. Các cơ quan nhà nước đang tích cực triển khai những giải pháp phục hồi phát triển kinh tế sau dịch bệnh, trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch, mời gọi các nhà đầu tư đầu tư vào địa bàn phát triển du lịch... Dự báo tình hình phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới sẽ có nhiều thuận lợi và khởi sắc hơn, góp phần tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của huyện”.

anh-4-duong-gtnt-duoc-xay-dung-rong-rai-thong-thoang.jpg
Đường sá ở U Minh được nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng, đi lại thuận tiện

Kinh tế của huyện U Minh giờ đã chuyển mình, hạ tầng đường sá luôn được quan tâm đầu tư, mở rộng đến từng xóm ấp, giúp cho việc giao thương, đi lại trở nên thuận lợi. Bên những vạt rừng tràm, người dân biết tận dụng địa thế này để phát triển ngành du lịch và thu hút lượng lớn khách đến tham quan. Nhờ biết cách tận dụng ưu thế sẵn có nên đời sống kinh tế của nhiều hộ dân đã trở nên khấm khá và những vạt rừng tràm giờ không đơn thuần là rừng mà nó đã giúp dân “hái ra tiền”, sinh lợi cho bà con vùng đất U Minh. Những vạt rừng tràm ở U Minh ngoài lợi ích kinh tế cây rừng, còn sinh lợi về kinh tế du lịch.

Bài liên quan
Cà Mau: Khai mạc Ngày Sách và văn hóa đọc
Chiều 19.4, UBND tỉnh Cà Mau chính thức khai mạc các hoạt động chào mừng Ngày Sách và văn hóa đọc năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện người dân xứ U Minh 'khai thác' rừng tràm làm du lịch