Ngay cả bọn trẻ học cấp 1, cấp 2 thời đó cũng nghêu ngao mấy câu "đêm đêm ngửi mùi hương"... dù có thể không hề có ý niệm gì về tình yêu trai gái trong đầu.

Chuyện người miền Bắc nghe nhạc vàng thời gian khó

Anh Tú | 17/06/2016, 04:53

Ngay cả bọn trẻ học cấp 1, cấp 2 thời đó cũng nghêu ngao mấy câu "đêm đêm ngửi mùi hương"... dù có thể không hề có ý niệm gì về tình yêu trai gái trong đầu.

Với người miền Bắc cách đây 4 thập niên, nhạc chia ra thành màu sắc cho dễ phân biệt. Nhạc đỏ là nhạc máu lửa, bừng bừng khí thế, nhạc cách mạng; nhạc xanh thường được gọi cho nhạc trẻ mà thực ra chủ yếu là cácca khúc nước ngoài vui nhộn, trẻ trung; còn nhạc vàng là để chỉ nhạc hải ngoại, nhạc bolero, nói chung là các tình khúc ướt át và còn bị chê là ủy mị. Đôi khi nhạc tiền chiến cũng bị xếp chung là nhạc vàng vì người ta nghe thấy nó buồn buồn lại lẫn trong mấy bài bolero chứ thực rangười nghe nhạc đại chúng cũng chẳng ngồi để phân tích nhạc bolero khác nhạc tiền chiến chỗ nào.

Người miền Bắc nghe nhạc vàng từ khi nào? Bố tôi bảo trước 1975 thì chỉ có thểnghe nhạc vàng từ radio, từ kênh của đài phát thanh Sài Gòn ra Bắc các bài tâm lý chiến của Anh Bằng. Khi ấy, nhà nào có đài cũng tự nguyện dán khẩu hiệu"không nghe đài địch".Sau 1975, thì các đài Việt ngữ của Mỹ, Anh, Pháp cũng hay phát các bản nhạc buồn của giới nhạc sĩ miền Nam và thế hệ các chú bác tôi gọi chung là nhạc vàng hết. Thời chiến tranh và cả hậu chiến, nghe nhạc như thế là bị cấm vì nó không phù hợp với tâm lý hừng hực lao động sản xuất ngoài miền Bắc.

Bố tôi kể muốn nghe nhạc vàng khi đó thì phải chờ tối xuống, cho đài vào trong chăn rồi bật be bé nghe để người ở ngoài ngõ, ngoài đường khôngnghe thấy. Nhiều bạn của bố tôi cũng kể chuyện này rồi bảo nếu chẳng may bị phát hiện nghe thì rất rắc rối với hàng xóm, dân phố. Nhạc vàng khi đó bị coi như một thứ văn hóa ủy mị, phá hoại, nguy hiểm ngang với văn hóa phẩm đồi trụy, điều mà ngày nay khó tưởng tượng.

Đến thời kỳ đất nước đổi mới thì mọi thứ có vẻ thoáng hơn nhiều. Nhạc vàng không còn là thứ phải nghe giấu diếm như trướccó lẽ vìngười ta cho rằng nó không còn là thứ có thể phá hoại sức sản xuất chiến đấu của con người. Cùng với thời kỳ mở cửa, các mặt hàng điện tử bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều ngoài miền Bắc.

Lác đác trong các ngõ nhỏ, người ta bắt đầu sắm sửa cassette và nó trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc. Thực ra hồi cuối thập niên 80 và sang cả đầu 90 thì TV vẫn là món ăn tinh thần đỉnh nhất nhưng TV chỉ có sóng mỗi buổi tối chứ cassette thì có thể bật qua ngày đến tối. Đầu video khi đó cực hiếm và không phải nhà nào cũng có điều kiện mua. Hơn nữa, người ta cũng không dám bật đầu video nhiều vì sợ tốn điện và hại TV nữa. Thành ra cassette gần như độc chiếm không gian âm thanh ngõ nhỏ Hà Nội, mỗi khi không có loa phường.

Và điều kỳ lạ là nhạc vàng lúc đó chiếm tỷ lệ bật cao nhất. Từ nhà ra ngõ, từ nhà nghèo đến nhà không nghèo, nhạc vàng tràn ra ngoài đường, chiếm không gian của quán cà phê. Ban đầu họ bật Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, rồi Thanh Tuyền – Trần Thiện Thanh sau đến Hương Lan, Giao Linh, Tuấn Vũ.

Ngay cả bọn trẻ học cấp 1, cấp 2 thời đó cũng nghêu ngao mấy câu"đêm đêm ngửi mùi hương"... dù có thể không hề có ý niệm gì về tình yêu trai gái trong đầu. Đơn giản vì lũ học trò khi ấy đời sống tinh thần nghèo nàn, suốt ngày nghe nhạc vàng thấy hay hay thì hát nhại theo chứ cũng chẳng hiểu nhiều. Dù hát với tâm hồn vô tư vậy nhưng lúc đó cũng biết sợ thầy cô nghe thấy thì mắng nên ở trường không dám rên rỉ nhạc vàng.

Nhưng thực ra thì thầy cô khi đó cũng nhiều người thích nghe nhạc vàng. Bố tôi là một ví dụ và ông tích cóp mấy tháng lương, cả chỉ vàng giấu mẹ tôi mua cassette 2 ngăn. Lúc đầu tôicũng thắc mắc sao lại mua cái 2 ngăn làm gì cho đắt mà không mua cái 1 ngăn. Về sau, ông mới dùng cassette 2 ngăn để cho một cái chạy, một cái ghi âm lại, nôm na là sao đĩa. Ông không chỉ sao các bài nhạc vàng hay nhất thành tuyển tập đúng gu mà còn sao chép giúp cả bạn bè cùng làm nghề dạy học.

Mỗi buổi các thầy giáo đến nhà tôi chơi thì họ thường không thể thiếu ấm nước chè, gói thuốc lá và nghe nhạc vàng. Bên bàn nghị sự, ngoài những việc như chuyện Đông Âu biến động, chuyện đời, chuyện nghề thì cũng có nhiều chuyện bàn về nhạc vàng, bàn về một bài hát. Cũng có lúc tôi hỏi tại sao các bác, các chú lại hay nghe nhạc vàng thế thì được trả lời: “Vì nó hay, vì nó dễ nghe” và nói thêm: “Giờ mới được nghe chung chứ trước mở to là có chuyện”. Rồi các bác các chú kểchuyện ông Nguyễn Văn Lộc từng bị tù năm 1968 vì tội hát nhạc vàng nên người ta sợ rắc rối vì nhạc vàng là thế. Còn đến sau đổi mới, quán cà phê ngay gần công an phường cũng bật nhạc vàng mà cũng chẳng ai thèm quan tâm.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện người miền Bắc nghe nhạc vàng thời gian khó