Những tấm băng rôn ghi nhầm kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ được duyệt treo công khai ngoài đường cho thấy ngoài chuyện cẩu thả, vô trách nhiệm, còn có cả sự lãng phí.

Chuyện ‘văn hóa băng rôn'

12/01/2017, 14:41

Những tấm băng rôn ghi nhầm kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ được duyệt treo công khai ngoài đường cho thấy ngoài chuyện cẩu thả, vô trách nhiệm, còn có cả sự lãng phí.

Tấm băng rôn sai nghiêm trọng về chi tiết thời gian liên quan đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Ảnh: Internet

Vừa qua, một số người dân phản ánh về việc trên nhiều tuyến đường ở H.Xuân Lộc, Đồng Nai xuất hiện băng rôn, áp phích chào mừng ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, ghi sai và chuyển chiến thắng Điện Biên Phủ từ năm 1954 sang năm… 1975.

Cụ thể, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày 7.5.1954, đến nay 2017 là đã 63 năm. Nhưng các băng rôn, áp phích lại ghi lộn thành 7.5.1975 và ghi chào mừng 42 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sự cẩu thả và vô trách nhiệm của những người thực hiện và kiểm duyệt băng rôn là điều đáng nói trước tiên. Nhưng vì sao những tấm băng rôn này treo cả tuần, người ta mới phát hiện? Đơn giản, vì rất ít ai chịu khó đọc những băng rôn, khẩu hiệu được treo đầy đường!

Vì sao cho rằng ít ai đọc, mà không đổ cho lý do nhiều người không thuộc lịch sử nên không phát hiện? Đơn giản, người không am tường lịch sử đến mấy cũng biết chiến thắng Điện Biên Phủ là tận hồi đánh Pháp, còn ngày 7.5.1975 thì đã sau ngày đất nước thống nhất, làm gì có chiến thắng Điện Biên Phủ.

Do vậy, nguyên nhân chính khiến các băng rôn này chỉ được phát hiện sai sót sau cả tuần treo công khai, là vì chừng ấy thời gian mới có người “ở không”, chịu khó đọc hết và phát hiện. Vậy treo băng rôn đầy đường để làm gì, khi người dân không thèm xem.

Nhiều biển khẩu hiệu nội dung rất ngô nghê

Một băng rôn như vậy, giá thanh toán phải trên dưới 1 triệu đồng, bởi có cột sắt, khung nhôm, tiền thiết kế, cắt dán chữ, lắp đặt… Vài trăm băng rôn như vậy, ngốn vài trăm triệu đồng là cái chắc. Mà hiệu quả đến đâu khi ít ai thèm đọc như vậy? Quá lãng phí!

Ở H.Phong Điền, TP.Cần Thơ, Bí thư huyện trước đây là ông Nguyễn Thành Đông, từng tự hào vì là “tác giả” nghĩ ra chuyện cho dựng hàng chục ngàn tấm biển, băng rôn kiên cố dựng san sát các tuyến đường nông thôn. Ông Đông hãnh diện vì thành tích dựng băng rôn của mình dày đặc huyện.

Khung cảnh xanh đẹp ở nhiều tuyến đường ở H.Phong Điền, TP.Cần Thơ bị phá nát bởi những tấm băng rôn đỏ chói

Hậu quả? Tất cả các xã, thị trấn… của huyện này hiện còn nợ các nhà thầu, mỗi nơi ít nhất vài trăm triệu đồng mà đến giờ vẫn chưa có nguồn thu để thanh toán. Còn người dân, dĩ nhiên ít ai đọc những băng rôn ấy viết gì. Điều cần phải nói là hàng trăm băng rôn, biển hiệu đó đã làm nhức mắt trên những con đường xanh nông thôn bởi màu đỏ chói lòe loẹt, thậm chí băng rôn còn che khuất tầm nhìn, cản trở giao thông. Bao nhiêu tiền bạc bỏ ra để thu về những "kết quả" tai hại ấy.

"Làng đường"- sai chính tả, vẫn vô từ treo đầy ở H.Phong Điền

Không ai phủ nhận tác dụng tuyên truyền, phổ biến chính sách, động viên... của các khẩu hiệu nhưng chúng ta cũng thường bắt gặp cảnh những khẩu hiệu chăng ngang đường cao tít trên đỉnh cột điện dày đặc chữ. Thử hỏi, khi chạy xe trên đường có mấy ai kịp đọc để biết nội dung khẩu hiệu ấy nói gì, đó là chưa kể đến nếu quan tâm đến nó thì rất nguy hiểm cho an toàn giao thông.

Băng rôn, khẩu hiệu cứ treo đầy trời, nhất là vào các dịp lễ hội, ngày kỷ niệm. Dân chúng chẳng mấy người đọc vì đã qua rồi cái thời sống bằng khẩu hiệu. Tiền làm băng rôn ấy nên dành cho những chuyện thiết thực hơn. Có người bảo làm băng rôn… “dễ ăn”, cứ đổ cho công tác tuyên truyền là vô tư.

Làm cho có, bởi vậy mới có chuyện cẩu thả, vô trách nhiệm và ghi vào những câu đánh đố, ngô nghê, sai bét… Hãy bớt giùm, cho ngân sách đỡ lãng phí

Hồ Hùng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lãi suất cho vay đua nhau giảm, 'rã băng' thị trường bất động sản
Trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm, nhiều ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất cho vay hấp dẫn, thậm chí về mức 3%/năm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện ‘văn hóa băng rôn'