Báo New York Times ngày 23.6 đưa tin CIA giải cứu con tin nhà báo Mỹ bất thành, dù Cục tình báo trung ương Mỹ đã lập kênh liên lạc bí mật với lãnh đạo tình báo Syria.

CIA thất bại trong việc giải cứu nhà báo Mỹ bị bắt cóc ở Syria

Trần Trí | 24/06/2017, 12:40

Báo New York Times ngày 23.6 đưa tin CIA giải cứu con tin nhà báo Mỹ bất thành, dù Cục tình báo trung ương Mỹ đã lập kênh liên lạc bí mật với lãnh đạo tình báo Syria.

Kênh liên lạc bí mật này nhằm giải cứu nhà báo tự do Austin Tice, người từng là đại úy thủy quân lục chiến Mỹ, đi làm việc tự do cho các đài-báo Mỹ như Washington Post, McClatchy Newspapers, CBS ở Syria, trước khi anh hoàn tất năm cuối đại học luật Georgia.

Đến tháng 8.2012, Tice bị bắt làm con tin, ở gần thủ đô Damascus của Syria, không lâu sau khi anh mừng sinh nhật 31 tuổi. Một tháng sau khi Tice bị bắt cóc, một đoạn video được công bố,chiếu Tice bị bịt mắt, bị các tay súng kèm và anh nói “Ôi Đức Jesus” bằng tiếng Ả rập.

Sau đó, không còn thông tin về Tice, dù Mỹ cho rằng có lẽ chính phủ Tổng thống Syria Bashar Assad đang giữ anh, và đoạn video là một âm mưu của chế độ Assad nhằm đổ tội cho các tay súng nổi dậy bắt cóc Tice.

Damascus nhấn mạnh không hề biết chuyện gì xảy ra với Tice. Năm 2016, Thứ trưởng Ngoại giao Syria là ông nói với hãng tin AP: Tice “không trong tay chính quyền Syria và chúng tôi không hề có thông tin nào về anh ấy”.

Không nước nào và cũng không tổ chức nào nhận đang giữ Tice. CIA, Cục điều tra liên bang (FBI) và gia đình Tice từ chối bình luận.

Nhà báo Tice

Kế hoạch giải cứu không thành

Theo NYT, sau khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, các quan chức Mỹ quyết báo cáo ý định giải cứu Tice với chiến lược gia trưởng Stephen Bannon, và Jared Kushner, con rể ông Trump.

Các cựu quan chức cho biết: Bannon dửng dưng, hỏi vì sao Tice đi Syria. Nhưng sau khi ông Trump nhậm chức, chính quyền Mỹ tiến hành kế hoạch.

Vì tình hình nhạy cảm quan hệ Mỹ-Syria xuống cấp, các quan chức Nhà Trắng quyết định lập kênh liên lạc bí mật, và kết quả là cuộc điện thoại hồi đầu tháng 2.2017, giữa giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo với ông Ali Mamlouk, chỉ huy Cục an ninh quốc gia (NSB) tức cơ quan tình báo Syria.

Chủ đề cuộc nói chuyện là giải cứu con tin Tice, theo các quan chức Mỹ giấu tên vì phải giữ bí mật cho nỗ lực giải cứu này.Sau đó còn các cuộc liên lạc khác, nhưng nỗ lực ngoại giao này thất bại, sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc chính phủ Tổng thống Assad dùng vũ khí hóa học thảm sát dân thường ở miền bắc Syria hồi tháng 4.

Tiếp sau cáo buộc này, Tổng thống Trump phản ứng bằng cách phóng 60 tên lửa hành trình “Búa Tomahawk” vào một căn cứ không quân Syria, nhằm chặn máy bay cất cánh tiếp tục tấn công hóa học.

Gần đây hơn, một chiến đấu cơ Mỹ bắn rơi chiếc máy bay cường kích Su-22 của không quân Syria, điều khiến Nga dọa sẽ bắn rơi máy bay Mỹ và liên quân do Mỹ dẫn đầu để đánh bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Cuộc điện thoại giữa hai ông Pompeo- Mamlouk được xem là cuộc liên lạc cấp cao nhất giữa hai chính phủ Mỹ-Syria từ sau cuộc nội chiến Syria bùng nổ năm 2011.

Thông tin này cũng đáng bất ngờ, vì có những cáo buộc ông Mamlouk gây ra những vụ ngược đãi nhân quyền kinh hoàng ở cuộc nội chiến Syria 6 năm qua. Mỹ đã cấm vận ông Mamlouk từ năm 2011.

Các quan chức Mỹ nghi ông Mamlouk hoặc Thiếu tướng Bassam al-Hassan biết Tice ở đâu. Vị tướng này là một cố vấn của Tổng thống Assad, và cũng bị Mỹ trừng phạt cấm vận.

Giám đốc CIA Pompeo

Nga muốn "nói giúp" để thả con tin Mỹ

Việc nói chuyện bí mật với Syria cho thấy chính quyền Tổng thống Trump quyết tâm giải cứu con tin Mỹ bị những chính phủ nước ngoài giam nhốt.

Cácvụ này đang được dân Mỹ chú ý, sau cái chết ngày 19.6 của sinh viên Otto Warmbier 22 tuổi.

Warmbier bị CHDCND Triều Tiên bắt hồi đầu năm 2016, mãi đến gần đây mới trả anh trong tình trạng hôn mê sâu về Mỹ, và vài ngày sau anh qua đời.

Trong khi Warmbier bị Triều Tiên xét xử và gia đình anh biết chính quyền Bình Nhưỡng nhốt giữ con họ, vụ nhà báo Tice lại đi vào ngõ cụt, Mỹ cho rằng chính quyền Syria nhốt Tice nhưng lại không có chứng cứ.

Năm 2016, tình báo Mỹ kết luận trong một phân tích bí mật,rằng Tice còn sống, dựa theo thông tin có người thấy anh tại một bệnh viện ở Damascus, được chữa trị vì bị mất nước.

Tice không là người Mỹ duy nhất bị bắt làm con tin ở Syria. Năm 2012, quân đội Syria bắt cóc tay ảnh tự do Kevin Patrick Dawes. Cuối năm đó, chính quyền Syria xác nhận đang nhốt Dawes và thả anh hồi tháng 4.2016 vì lý do sức khỏe.

Theo NYT, lúc đó, chính phủ Nga đàm phán với các quan chức Mỹ, nói họ có thể “nói giúp” với Syria để Tice, Dawes và những người khác có quan hệ với Mỹ và bị giữ ở Syria,đổi lại là Mỹ thả những người Nga bị Mỹ giữ.

Mỹ cũng có ý trả tự do cho một điệp viên Nga để đổi lấy Tice, nhưng các quan chức Nga không đồng ý.

Trên hết, các quan chức Mỹ kết luận Nga không biết Tice ở đâu và ai giữ anh.

+ Hiện nhiều người Mỹ bị Iran giữ làm con tin,gồm một ông bố lớn tuổi với con trai ông, một cựu đặc vụ FBI và nhà thầu CIA Robert Robert A. Levinson.

+Ít nhất 3 người Mỹ khác bị CHDCND Triều Tiên bắt. Các quan chức Mỹ cho rằng Bình Nhưỡng có thể bắt nhiều người hơn.

Vĩnh Thụy (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CIA thất bại trong việc giải cứu nhà báo Mỹ bị bắt cóc ở Syria