Theo ước tính bảo thủ nhất, với mức lãi suất hiện tại tổng nợ của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 50.000 tỉ USD vào thời điểm năm 2020, cao hơn 2,5 lần so với dự báo của WEF vào năm 2011. Điều này khiến sức ép đối với Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết: hoặc phải cải tổ tận gốc hệ thống tín dụng và chấp nhận giảm tăng trưởng, hoặc nền kinh tế đổ vỡ.

Trung Quốc có dám cải tổ thực sự hệ thống tín dụng?

Nhàn Đàm | 23/06/2017, 19:25

Theo ước tính bảo thủ nhất, với mức lãi suất hiện tại tổng nợ của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 50.000 tỉ USD vào thời điểm năm 2020, cao hơn 2,5 lần so với dự báo của WEF vào năm 2011. Điều này khiến sức ép đối với Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết: hoặc phải cải tổ tận gốc hệ thống tín dụng và chấp nhận giảm tăng trưởng, hoặc nền kinh tế đổ vỡ.

Các cơ quan quản lý tín dụng của Trung Quốc đang phải hứng chịu một sức ép lớn chưa từng thấy ở thời điểm hiện tại. Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) mới đây tuyên bố sẽ từ chức nếu như ông không thể tái thiết lập kỷ cương trong hệ thống ngân hàng và kỷ luật các ngân hàng có sai phạm.

Dưới sự giám sát của Guo Shuqing, CBRC đang tăng cường kiểm soát các công ty tín thác và các tổ chức tài chính trong việc giúp các ngân hàng Trung Quốc vượt qua hạn chế về mức trần cho vay. Ngay cả Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đang phải chịu sức ép rất lớn. Mới đây, PBOC đã tăng chi phí thanh khoản, tấn công các cơ cấu tài chính rủi ro trong các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ.

Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng cũng nhận ra sự cần thiết và cấp bách trong việc củng cố hệ thống tín dụng của mình một cách thực sự nghiêm túc? Câu trả lời dường như khá rõ ràng: Sẽ là nghiêm túc nếu như họ sẵn sàng chấp nhận một tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn đáng kể (cao nhất là 3%/năm). Còn nếu không, đó sẽ chỉ là những động thái mang tính chữa cháy mà thôi.

Nguyên nhân chủ yếu là do đang có một sự khác biệt lớn giữa tốc độ tăng trưởng bền vững của kinh tế Trung Quốc (dựa trên sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư sản xuất) và tốc độ tăng trưởng trong thực tế của nền kinh tế nước này (chủ yếu bởi các khoản vay khổng lồ để đổ vào các dự án đầu tư để tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng GDP).

Trong các nền kinh tế thị trường, đầu tư và tăng trưởng thường được diễn ra một cách tự nhiên dựa trên năng lực thực sự của nền kinh tế, và do đó tốc độ tăng trưởng GDP được xem là một thước đo khá hợp lý cho năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ thực sự.

Nhưng trong các nền kinh tế có mức độ chỉ huy cao, mức đầu tư có thể được điều khiển bởi các yếu tố khác như nhu cầu tạo thêm việc làm hoặc tăng thu thuế cho chính quyền địa phương. Các khoản đầu tư không hiệu quả và thất thoát có thể được thực hiện trong nhiều thập kỷ trước khi được khấu hao và mất khả năng thanh toánbị bỏ qua. Điều này có nghĩa là tăng trưởng GDP có thể cường điệu hóa việc tạo ra giá trị thực trong nhiều thập kỷ.

Đó chính xác là những gì đã và đang diễn ra ở Trung Quốc. Vào thời điểm năm 2011, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã dự đoán nợ của Trung Quốc sẽ đạt mức 20.000 tỉ USD vào năm 2020. Đến năm 2016, nó đã đạt mức 22.000 tỉ USD, cao hơn 2.000 tỉ USD so với dự báo của WEF vào năm 2020. Theo ước tính bảo thủ nhất, với mức lãi suất hiện tại tổng nợ của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 50.000 tỉ USD vào thời điểm năm 2020, cao hơn 2,5 lần so với dự báo của WEF vào năm 2011. Thậm chí, nó vẫn còn có thể cao hơn nữa.

Điều này có nghĩa là, tốc độ tăng trưởng GDP trong nhiều năm qua của Trung Quốc là kết quả của một sự thúc đẩy mang tính nhân tạo thông qua việc nới rộng đầu tư vào nền kinh tế dựa trên vốn vay, chứ không phải là một thước đo phù hợp cho sự gia tăng tương xứng về sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.

Nói cách khác, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua là một thực thể nhân tạo được hình thành dựa trên việc liên tục bơm vốn đầu tư quy mô lớn nhưng hiệu quả thực tế thì không tương xứng. Mọi chuyện vẫn sẽ ổn thỏa nếu như vốn đầu tư tiếp tục được đưa vào với quy mô đủ lớn, nhưng khi đã đến giới hạn khi chính phủ Trung Quốc không còn đủ khả năng tiếp tục vay thêm vốn, thì mọi thứ sẽ kết thúc.

Nếu tín dụng được kiểm soát một cách thực sự chặt chẽ, kinh tế Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng thấp nhưng sẽ lành mạnh và khỏe khoắn hơn. Kể cả khi nền kinh tế tái cân bằng trở lại, hầu hết người dân Trung Quốc thậm chí có thể sẽ không nhận ra, do thu nhập hộ gia đình vốn có mức tăng trưởng chậm hơn GDP trong suốt ba thập kỷ qua giờ đây sẽ tăng nhanh hơn. Nói cách khác, sự sụt giảm tăng trưởng GDP của kinh tế Trung Quốc sẽ không đi kèm với sự sụt giảm về tăng trưởng tiền lương.

Tuy nhiên, sự tái cân bằng về tăng trưởng GDP thực này đòi hỏi phải có sự chuyển đổi đáng kể nguồn lực tài chính từ các chính quyền địa phương sang cho các hộ gia đình qua đó thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng.

Đó là lý do vì sao Trung Quốc đã không thể kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong quá khứ. Chính phủ trung ương của Trung Quốc đã gặp phải những khó khăn trong việc kiểm soát các lợi ích mà chính quyền địa phương sở hữu. Nếu như không thể buộc chính quyền địa phương rời bỏ các lợi ích vốn có của mình, thì việc tái cân bằng về tăng trưởng GDP sẽ đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao đến mức đáng báo động.

Cho dù các nhà quản lý tín dụng như Guo Shuqing hay lãnh đạo PBOC có thể đạt được những thành công nhất định trong việc tăng cường giám sát hệ thống tín dụng ở thời điểm hiện tại, thì mấu chốt vấn đề vẫn sẽ nằm ở các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc: để giải quyết toàn diện và dứt điểm những nguy cơ liên quan đến tín dụng trong nền kinh tế, Bắc Kinh cần phải có một cuộc cải cách lớn về chính trị trong đó tước bỏ một phần lợi ích của các chính quyền địa phương.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Elon Musk thúc đẩy kế hoạch sử dụng dữ liệu ô tô điện ở Trung Quốc cho tham vọng AI của Tesla
Tesla đang thúc đẩy kế hoạch sử dụng dữ liệu từ Trung Quốc để phát triển hệ thống hỗ trợ lái ô tô điện của mình toàn cầu, những người có kiến thức về công việc này chia sẻ với hãng tin Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
25 phút trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc có dám cải tổ thực sự hệ thống tín dụng?