Người Việt nói riêng và châu Á nói chung ở Úc bị kì thị khi đeo khẩu trang ngừa nCoV không phải là chuyện lạ. Mới đây, Amber Mai cay đắng kể lại chuyện cô và anh trai bị chửi, hất đồ uống vào người và tấn công chỉ vì đeo khẩu trang khi đi tàu tại TP Sydney (Úc).

Cô gái gốc Việt và anh trai bị hất đồ uống, hành hung ở Úc vì đeo khẩu trang

Phạm Hồng Quân | 19/03/2020, 20:57

Người Việt nói riêng và châu Á nói chung ở Úc bị kì thị khi đeo khẩu trang ngừa nCoV không phải là chuyện lạ. Mới đây, Amber Mai cay đắng kể lại chuyện cô và anh trai bị chửi, hất đồ uống vào người và tấn công chỉ vì đeo khẩu trang khi đi tàu tại TP Sydney (Úc).

Xem thêm:Chân dài ngoại quốc cầm biển xin tiền mỗi ngày ở TP.HCM giữa dịch gây bức xúc

2 cô gái chơi ma túy xong về quê tránh dịch, ô tô trốn chạy CSGT tông cột điện

Khách lạ quên mang ví, nhân viên ở Hà Nội vẫn đổ xăng và nói câu gây xúc động

Thầy nước ngoài ở TP.HCM bình luận miệt thị con gái Việt: Đề nghị đuổi việc, trục xuất

Khoe clip bẫy ngàn con chim bằng lưới trong 2 năm, bắt cả đại bàng, sao chưa bị xử lý?

Người viết xindịch status tiếng Anh củaAmber Mai:

Hôm nay trên tàu, tôi và anh trai bị hành hung vì đeo khẩu trang. Gã trai chửi mắng, hất đồ uống vào chúng tôi và đánh tôi sau cuộc cãi vã.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi rơi vào tình cảnh đó. Điều này thật đau lòng. Tôi luôn nói với gia đình, anh trai những điều tuyệt vời về nước Úc. Đó là lý do cả nhà quyết định để anh trai đến đây học cùng tôi. Anh ấy mới chỉ đến Úc 4 tháng trước và đó là điều tồi tệ anh ấy phải hứng chịu. Tôi cảm thấy xấu hổ.

Điều đáng buồn nhất là dù chúng tôi cố gắng giữ gã trai kia khỏi việc rời khỏi tàu, nhưng không ai có động thái gì. Tôi đoán mọi người có thể cũng muốn giúp đỡ mình, nhưng nghĩ rằng chuyện đó không quá nghiêm trọng và họ không chắc điều gì vừa xảy ra.

Amber Mai bị gã trai Úc hất đồ uống vào người và hành hung.
Anh trai cô sợ hãi khi chứng kiến cảnh này.

Tôi từngchứng kiến ​​hành vi tương tự với một tài xế châu Á và một cô gái châu Á trên xe buýt. Mọi người có thể nghĩ rằng chuyện đó bình thường nên im lặng nhưng tôi đã nhảy vào tranh luận, hoặc ít nhất nói lại. Lý do vì tôi biết rằng ít nhất nạn nhân sẽ cảm thấy an toàn hơn một chút, rằng ai đó đứng về phía họ, và kẻ kia phải do dự khi định làm điều gì quá đáng hơn. Hãy tưởng tượng như rằng nếu anh trai không ở đó với tôi, sẽ có ai khác ngăn gã ta lại.

Dành cho những ai nói rằng chúng tôi nên làm gì đó quyết liệt hơn là mong đợi sự giúp đỡ từ người khác. Tôi đã tranh luận với gã ta rằng, tại sao lại nổi nóng và hất đồ uống vào người chúng tôi. Anh trai tôi rất sợ, chỉ có thể ngăn gã ta đánh tôi. Tôi cố xoay sở, đá và đẩy gã ta nhưng không ăn thua vì nhỏ con hơn. Chúng tôi kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp trên tàu và tài xế đã trả lời nhưng chỉ nhìn từ xa và đến chỗ chúng tôi sau khi gã rời đi. Dù sao, tôi cũng cảm ơn anh ấy vì ít nhất đã liên lạc với ai đó và cảnh sát rất hiểu rằng đây là vấn đề nghiêm trọng.

Đến thời điểm này, Úc có tổng cộng 709 ca nhiễm nCoV, trong đó 6 người chết. Nhiều người Úc vẫn giữ tâm lýchủ quan và xembệnh viêm phổi cấp do nCovnhưcúm vặt.

Người Việt ở châu Âu, Úcsợ bị kì thị, tấn công nên ngại đeo khẩu trang

Nhiều ngườichâu Âu, Úcquan niệm rằng chỉ ai mắc bệnh hay nhân viên y tế mới đeo khẩu trang. Vì thế, những người đeo khẩu trang ra đườngở các nước này thường bị nhìn với ánh mắt kì thị, thậm chí có nguy cơ bị tấn công vì nghi nhiễm nCoV.

Đang sống ở thủ đô Berlin, Đức, chị Mỹ Trang kể: “Ở Đức có hơn 260 ca nhiễm nCoV rồi. Hôm qua có 2 người đeo khẩu trang bị người ta đánh cho không trượt phát nào. Thằng đánh bảo: ‘Mày bị bệnh thì ở nhà đi, ra ngoài làm gì’. Ở Đức, người ta bảo không phải đeo khẩu trang, bao giờ bị bệnh mới đeo. Tôi mua khẩu trang rồi mà không dám đeo vì sợ bị tẩn”.

Cũng sống ở Berlin, chị Nguyễn Thị Hương cho biết: “Có hơn 6 người nhiễm ở Berlin rồi. Mọi người đi lại chủ yếu bằng tàu mà chẳng thấy ai đeo khẩu trang cả. Nghe thấy bảo, nếu đeo thì bị 112 (số điện thoại khẩn cấp - PV)đến bắt. Dù vậy, ở hiệu thuốc, khẩu trang, thuốc sát khuẩn và nước rửa tay đều hết hàng”.

Trong khi anh Hổng Lam tiết lộ không đeo khẩu trang ở Đứcvì lý do khác:“Cả nhà em sợ lắm nhưng không dám đeo vì làm dịch vụ. Đeo vào không ai đến nữa”.

Tính đến 15 giờ ngày 5.3, Ý có tổng cộng 3.089 ca nhiễm và 92 người chết vì nCoV. Ấy vậy mà anh Hoàng Minh (sống ở Ý) cho hay:“Khẩu trang thì không đeo mà thực phẩm thì người dân mua sạch, dự trữ kiểu như tận thế rồi ấy. Tôi ở bên này cũng không dám đeo vì ra đường cứ bị nhìn như người ngoài hành tinh”.

Hiện sống ở Cộng hòa Séc, anh Huy Hoàng cũng gặp tình huống tương tự Hoàng Minh và còn bị người dân bản địa trêu chọc vì đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm:“Đeo khẩu trang đi ra đường bị chúng nó nhìn như người ngoài hành tinh. Tối nọ đi tàu còn bị một đám nói mình bị nhiễm corona rồi. Nó còn giả vờ ho để trêu đểu mình. Mình không muốn tranh cãi nên không thèm để ý. Khi mình chuẩn bị xuống tàu, nó còn đến trước mặt mình để ho cho mình nhìn thấy rồi cười đùa với nhau”.

Nhiềutờ báo ra tại châu Âu đều có bài khuyến cáo độc giả cách phòng tránh nCoV, song đều không khuyêndùng khẩu trang. Thậm chí,tờ báo ra tại Đức trích lời một dược sĩ rằng:"Khẩu trang chỉ dành cho những người đã nhiễm bệnh, để họ không lan truyền virus sang người khác".

Nhiều tờ báo châu Âu khuyến cáo người dân không cần đeo khẩu trang - video: VTV

Xem thêm:Thấy bộ đội nhường chỗ, ăn bờ, ngủ bụi, nhóm Việt kiều về nước tránh dịch có chạnh lòng?

Khắc Việt dạy dỗ chị Việt kiều Đài Loan, Mr Đàm lên án khách nữ gây rối ở sân bay Nội Bài

Từ châu Âu về Việt Nam tránh dịch, khách nữ làm ầm ĩ ở sân bay, đòi đi cách ly, chê bánh mì

Hot girl khoe ‘trốn về từ Vũ Hán, không bị cách ly’ trên Facebook gây hoang mang

Bệnh nhân 34 phủ nhận dự đám cưới, UBND Bình Thuận không tin, yêu cầu trích xuất camera

‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo

Chủ quán bar, mát xa, karaoke ở TP.HCM lo phá sản, nhân viên sợ thất nghiệp

Đá bóng thua 1-7, nhóm thanh niên về lấy hung khí chém đứt tay, tét đầu đội bạn

Minh Tú gửi Thủy Tiên 10 triệu giúp miền Tây chống hạn mặn, dằn mặt ai chê ít

Chàng trai ở TP.HCM kể chuyện tháo chạy khỏi Ý vì nhiều người xem nhẹ dịch COVID-19

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô gái gốc Việt và anh trai bị hất đồ uống, hành hung ở Úc vì đeo khẩu trang