Từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ TT-TT đã quyết liệt xử lý các bài viết, các tài khoản giả mạo để đưa tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Cụ thể, đã gỡ 36 bài viết; 23 tài khoản Facebook, Google gỡ bỏ 14 video có nội dung thông tin sai sự thật, các địa phương đã xử lý 22 vụ việc về cung cấp thông tin sai sự thật về dịch COVID-19.

Các địa phương đã xử lý hơn 20 vụ việc đưa tin sai lệch về dịch COVID-19

19/03/2020, 20:26

Từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ TT-TT đã quyết liệt xử lý các bài viết, các tài khoản giả mạo để đưa tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Cụ thể, đã gỡ 36 bài viết; 23 tài khoản Facebook, Google gỡ bỏ 14 video có nội dung thông tin sai sự thật, các địa phương đã xử lý 22 vụ việc về cung cấp thông tin sai sự thật về dịch COVID-19.

Ảnh: Internet

Theo thông tin từ Bộ TT-TT, trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP.Hà Nội, Bộ TT-TT cho biết Bộ đã chủ động làm việc, đấu tranh quyết liệt với Facebook và Google, buộc 2 nền tảng này phải tích cực hợp tác, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, thông tin xấu độc, tài khoản giả mạo trên nền tảng Facebook và YouTube.

Việc hợp tác của 2 doanh nghiệp này đã có nhiều tiến triển trong thời gian qua, đáp ứng đến 70% (đối với Facebook) và đến 90% (đối với Google) các yêu cầu từ phía Bộ TT-TT. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của Facebook và Google không ổn định.

Theo số liệu từ Bộ TT-TT, tính đến ngày 31.12.2019, tỷ lệ chặn, gỡ thông tin vi phạm trên Facebook đạt 70%. Cụ thể, đã gỡ 207 tài khoản giả mạo, trong đó tài khoản giả mạo các vị Lãnh đạo Đảng, nhà nước là 46 tài khoản, còn lại là tài khoản tuyên truyền thông tin giả mạo, xấu độc kích động chống phá nhà nước Việt Nam.

Đã gỡ 2.444 link rao bán sản phẩm bất hợp pháp. Đã gỡ 271 link có nội dung tuyên truyền chống lại nhà nước, thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu các tổ chức, cá nhân. Đã gỡ 330 fanpages quảng cáo trò chơi cờ bạc, đổi thưởng.

Đối với Google (chủ sở hữu YouTube) đã phối hợp và thực hiện ngăn chặn và gỡ bỏ hơn 9.501 video clip vi phạm trên YouTube, gỡ bỏ 19/62 (tương đương 30,6%) kênh YouTube, gỡ bỏ 108/111 (tương đương 97,3%) trò chơi, trong đó có 104 trò chơi bài và 1 trò chơi có nội dung phản động, chống phá nhà nước Việt Nam và các trò chơi không phép trên Google Play.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Để xử lý vấn đề tin giả, Bộ TT-TT đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp như chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trong nước ngăn chặn các website không rõ nguồn gốc đưa tin giả mạo; xử lý nghiêm các đối tượng trong nước phát tán thông tin giả mạo trên mạng; chỉ đạo các cơ quan báo chí đấu tranh, phản bác các tin giả, thông tin xuyên tạc về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời cung cấp thông tin; tiếp tục hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội…

Bộ TT-TT thường xuyên chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc căn cứ trên kết quả theo dõi giám sát trên không gian mạng, báo cáo, xin ý kiến kịp thời để sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật và phản bác lại các thông tin xấu độc, thông tin chống phá Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ cũng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng.

Trong những năm qua, Bộ TT-TT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền này cho các cơ quan, tổ chức nhà nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức, viên chức và toàn xã hội nhận thức và phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin, cảnh giác với các tin xấu độc, tin giả do đối tượng xấu phát tán trên không gian mạng.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh với mạng xã hội nước ngoài, Bộ TT-TT đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế), Bộ Công an cùng triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu Facebook và Google phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam.

Thu Anh

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các địa phương đã xử lý hơn 20 vụ việc đưa tin sai lệch về dịch COVID-19