Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải đáp nhiều ý kiến của ĐBQH về sách giáo khoa, công nghệ bán dẫn, chính sách tiền tệ...

Có gì đáng chú ý trong giải trình của các bộ trưởng tại Quốc hội?

Sơn Lam | 01/11/2023, 18:20

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải đáp nhiều ý kiến của ĐBQH về sách giáo khoa, công nghệ bán dẫn, chính sách tiền tệ...

Áp lực điều hành chính sách tiền tệ lớn

Về chính sách tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn thách thức, vì kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác.

Trong nước, những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng chưa thể xử lý trong một thời gian ngắn. Điều này tạo áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.

"Đặc biệt chính sách tiền tệ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng", bà Hồng nói.

hong.jpeg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng

Theo bà Hồng, tiếp cận tín dụng là vấn đề được các đại biểu quan tâm nhiều nhất. Nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào vốn tín dụng của ngân hàng và dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc mức cao trong các nước cao nhất thế giới. Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo vấn đề này, do vậy đây là vấn đề luôn được quan tâm trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Thống đốc cho biết NHNN đã có nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ cả bên cung vốn tín dụng và bên cầu vốn tín dụng.

Đối với bên cung tín dụng, ngay từ đầu năm 2023, NHNN đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%; điều hành linh hoạt hỗ trợ thanh khoản của hệ thống để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế.

Đối với chính sách bên cầu, mặc dù lãi suất thế giới tăng cao nhưng NHNN cũng mạnh dạn 4 lần giảm lãi suất điều hành để định hướng đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022.

“Nếu tính cả những khoản dư nợ của các khoản cho vay cũ và vay mới giảm khoảng 1% so với năm 2022 và so với trước đại dịch COVID-19 đã bằng, thậm chí giảm hơn, với khoảng 0,3%”, bà Hồng nói.

Ngoài ra, bà Hồng cũng cho hay NHNN đã ban hành thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; chủ động đề xuất các cái gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng cho vay đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, gói tín dụng cho thủy sản 15 nghìn tỉ đồng… góp phần thúc đẩy cầu tín dụng. Tuy nhiên, tín dụng vẫn tăng chậm (tăng 7,1% so với cuối năm ngoái).

qh-2.jpeg
Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội 

“Hiện nay, các bộ các ngành cùng NHNN đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như xúc tiến thương mại để tăng đơn hàng xuất khẩu và tăng cường khai thác cầu nội địa để doanh nghiệp có đầu ra và có dự án khả thi sẽ tiếp cận được tín dụng”, bà Hồng nói.

Không thể “tay không bắt chip”

Phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Hiện nay, 50 nghìn đến 100 nghìn nhân lực cần có cho ngành bán dẫn. Hiện ưu tiên cho nhóm nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn. Theo ông Sơn, hiện nay có 35 cơ sở giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam đang trực tiếp đào tạo lĩnh vực trực tiếp, hoặc gần với ngành này.

"Các nhân lực ngành công nghệ thông tin, điện tử, điện lạnh thì có thể tiến hành bổ túc, chuyển đổi để bổ sung thành nhân lực ngành bán dẫn. Các trường cũng đã tổ chức mạng lưới để cùng chia sẻ kinh nghiệm thiết kế chương trình, tăng cường điều kiện, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo", ông Sơn nói.

Bộ GD-ĐT cũng đã liên kết, hợp tác với các tập đoàn công nghệ thông tin toàn cầu để nắm bắt chính xác con số nhân lực cần thiết cho ngành bán dẫn.

Theo đó, trong năm 2024, sẽ tuyển sinh đào tạo trên 1.000 nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, và các lĩnh vực liên quan sẽ tuyển trên 7.000 học viên. Các con số tuyển sinh sẽ tăng dần theo từng năm để đáp ứng yêu cầu nhân lực ngành bán dẫn theo đúng kế hoạch đặt ra.

"Tuy nhiên đây là lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi cao nên cũng mong đầu tư cao chứ không thể “tay không bắt chip” được trong lĩnh vực này được", ông Sơn nói.

son(1).jpeg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

Về vấn đề sách giáo khoa (SGK), Bộ trưởng cho biết báo cáo của Chính phủ nhận định chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ nhận thức đây là đòi hỏi rất cao của Chính phủ. "Chúng tôi hiểu và ra sức cố gắng", ông Sơn nói.

Ông Sơn cho rằng từ nay đến 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng SGK cho lớp 5, 9, 12 thật tốt, đảm bảo đủ SGK cho năm học tới. Còn vấn đề được giao, bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất và cố gắng 1-2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách hoàn tất sẽ đánh giá sâu và đề đạt phương án Quốc hội sau.

Về vấn đề thừa thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đến nay, theo số liệu của ngành thì cả nước còn thiếu hơn 127.000 giáo viên. Con số này gia tăng không ngừng bởi số lượng học sinh riêng năm học vừa rồi tăng lên rất nhiều. Với riêng Bình Dương, trong đầu năm học mới đã tăng 35.000 học sinh rồi. Số trẻ em tăng lên rất lớn nên yêu cầu về giáo viên tăng lên.

Về tình trạng giáo viên nghỉ việc, tính đến tháng 9.2023, toàn quốc có hơn hơn 17.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Theo ông Sơn, năm ngoái, Bộ GD-ĐT cùng Bộ Nội vụ đã xác định chỉ tiêu tuyển cho các địa phương là hơn 26.000 chỉ tiêu. Nhưng theo thống kê của ngành nội vụ, hiện nay các tỉnh vẫn còn lại 64.000 chỉ tiêu chưa dùng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó, có nơi để dành cho 10% cắt giảm nhưng có nơi không có nguồn tuyển. Ngoài nguồn tuyển từ ngành đào tạo mới thì cần quá trình nhưng như giáo viên mầm non thì nguồn có nhưng tuyển không có người ứng tuyển. Lý do bởi giáo viên mầm non làm áp lực nhưng lương thấp.

Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn của ngành y tế với khối lượng công việc tồn đọng lớn. Sau gần 3 năm tập trung chống dịch, vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế trầm trọng ở nhiều cơ sở y tế; cán bộ, nhân viên y tế nhiều người vi phạm pháp luật; làn sóng xin nghỉ việc chuyển ra khỏi khu vực y tế công; cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc…

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu thuốc, thiết bị vật y tế là một thách thức dai dẳng. Đây là hiện tượng xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt nghiêm trọng hơn trong và sau đại dịch. Việc này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung nguyên liệu hoạt chất trên thế giới khan hiếm, giá cả biến động trên quy mô toàn cầu… Đặc biệt là có tâm lý e ngại, sợ sai ở một số cá nhân, đơn vị và địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Một số chính sách chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện vay lại không vay vì do đơn hàng, do tình hình sản xuất; một số doanh nghiệp muốn vay nhưng lại không đủ điều kiện.

Ngoài ra, do thiết kế chương trình, quy định “những dự án có khả năng phục hồi” khiến đơn vị cho vay và các doanh nghiệp đi vay đều rất… khó hiểu.

Năng suất lao động không đạt, nguyên nhân là mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi, chậm dịch chuyển cơ cấu kinh tế; khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của đặt ra. Riêng năm 2023 còn có lý do là tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với mục tiêu.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng

Bài liên quan
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng xin hưởng khoan hồng
Tại tòa, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng “xin lỗi Đảng, nhân dân”, xin HĐXX xem xét cho hưởng khoan hồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có gì đáng chú ý trong giải trình của các bộ trưởng tại Quốc hội?