Mặc dù Bộ Công Thương đã vào cuộc nhưng thị trường thép trong nước hiện tại vẫn dùng dằng, chưa có chiều hướng tăng giảm rõ rệt.

Cơ quan quản lý vào cuộc, giá thép vẫn 'dùng dằng' khi giảm khi tăng bất thường

Tuyết Nhung | 29/06/2021, 16:28

Mặc dù Bộ Công Thương đã vào cuộc nhưng thị trường thép trong nước hiện tại vẫn dùng dằng, chưa có chiều hướng tăng giảm rõ rệt.

Trong thời gian qua, giá thép trên thị trường toàn cầu cũng như ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Giá thép năm 2021 có chiều hướng gia tăng kể từ cuối năm 2020 cho đến giữa quý 1/2021 điều chỉnh giảm, sau đó tiếp tục xu hướng tăng, đến cuối tháng 5.2021 bắt đầu chiều hướng giảm. Hiệp hội Thép Việt Nam đánh giá "Thị trường hiện tại vẫn dùng dằng và chưa có chiều hướng tăng giảm rõ rệt".

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường gần đây của thị trường thép thế giới gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm thép trong nước, để góp phần bình ổn thị trường trong nước, Hiệp hội Thép Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thép trong nước, thực hiện kê khai, niêm yết giá phù hợp với quy định của pháp luật...

75f4d57fcb3d22637b2c(1).jpg
Thị trường thép vẫn chưa ổn định sau thời gian dài tăng phi mã - Ảnh: Internet

Các doanh nghiệp tăng cường hợp tác ưu tiên nguồn nguyên liệu thép thô, thép cuộn cán nóng cho thị trường trong nước, hạn chế xuất khẩu, tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước

"Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lý, cải tiến công nghệ trong sản xuất thép nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, hạn chế xuất khẩu để ưu tiên nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho thị trường trong nước", đại diện Hiệp hội Thép VN nhấn mạnh.

Đồng thời, Hiệp hội cũng kiến nghị nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường để phòng ngừa các hiện tượng gian lận thương mại, đầu cơ tích trữ; khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng thép thành phẩm như thép xây dựng, tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội...

Cơ quan quản lý cần duy trì các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và xây dựng chiến chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay (29.6) tại thị trường trong nước dao động trong khoảng từ hơn 16.000 đồng/kg đến hơn 17.000 đồng/kg.

Từ đầu năm 2021, giá thép nguyên liệu lẫn thành phẩm đều tăng rất cao. Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng tình hình về cung cầu và biến động của giá thép năm 2020 và dự báo năm 2021. Ngày 8.5 vừa qua, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có yêu cầu các bộ ngành và Bộ Công Thương báo cáo về tình hình giá thép và đề xuất giải pháp.

Sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã có cuộc họp khẩn cấp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép hàng đầu Việt Nam như Tổng công ty Thép Việt Nam, Hòa Phát, Hiệp hội Thép Việt Nam... về vấn đề này và đã có báo cáo lên Chính phủ.

Nói rõ hơn về các giải pháp mà Bộ đã báo cáo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan thuộc bộ nghiên cứu, rà soát và thực hiện việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật pháp quốc tế.

Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục theo dõi và xem xét, xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, thao túng giá thép trên thị trường, gian lận thương mại.

Trước đó, tại cuộc họp điều hành về giá, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Công thương có biện pháp thúc đẩy, tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thép thành phẩm trong nước. Bộ cần đưa ra giải pháp điều chỉnh mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường trong nước, thông qua cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

Bài liên quan
Việt Nam tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ
Mức thuế chống bán phá giá thép không gỉ của Trung Quốc từ 17,47 - 25,35%, Indonesia là 13,03%, Malaysia là 9,55%, Đài Loan từ 13,79 - 37,29%.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo xung lực mới cho đà phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Singapore và Nhật Bản
10 giờ trước Sự kiện
Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tới Singapore và Nhật Bản (từ ngày 1 - 7.12) đã thành công tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân, tạo ra xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cơ quan quản lý vào cuộc, giá thép vẫn 'dùng dằng' khi giảm khi tăng bất thường