Giá phôi thép trong nước hiện đang giao dịch ở mức 9,2-9,3 triệu đồng/tấn, tăng mạnh so với mức giá 6,9 triệu đồng/tấn đầu năm nay. Trong tháng 5, giá thép có thể tăng lên mức 11-11,5 triệu đồng/tấn.

Giá thép tiếp tục tăng mạnh, chưa có dấu hiệu ‘hạ nhiệt’

Phan Diệu | 17/05/2016, 15:33

Giá phôi thép trong nước hiện đang giao dịch ở mức 9,2-9,3 triệu đồng/tấn, tăng mạnh so với mức giá 6,9 triệu đồng/tấn đầu năm nay. Trong tháng 5, giá thép có thể tăng lên mức 11-11,5 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) ngày 16.5 đã có báo cáo tình hình sản xuất và kinh doanh thép tháng 4.2016.

Theo đó, sản xuất các sản phẩm thép của các doanh nghiệp thành viên VSA tháng 4.2016 đạt 1.488.943 tấn, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2015, nhưng giảm 4,1% so với tháng trước.

Bán hàng sản phẩm thép các loại tháng 4.2016 đạt 1.314.711 tấn, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2015, giảm 20,1% so với tháng trước. Xuất khẩu sản phẩm thép các loại đạt 191.959 tấn, tăng 48,8% so với cùng kỳ năm trước, giảm 13,1% so với tháng trước.

Bán hàng trong nước, sản phẩm thép trong thángcũng đạt 1.122.752 tấn, chiếm 75,4% trong tổng lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trưởng 26,7% của tổng lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp.

Trong khi đó, tính chung 4 tháng đầu năm, sản xuất các sản phẩm thép của các doanh nghiệp thành viên VSA đạt 5.259.408 tấn, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng với 1.348.424 tấn.

Bán hàng sản phẩm thép các loại 4 tháng 2016 đạt 4.665.498 tấn, tăng 37,4% so với 4 tháng đầu năm 2015, tăng 1.269.125 tấn. Các doanh nghiệp thành viên VSA cũng xuất khẩu 751.294 tấn thép cán các loại, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, sản xuất và tiêu thụ thép đều đạt được mức tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của những năm gần đây.

Về giá cả, theo VSA, giá phôi thép trong nước hiện đang giao dịch ở mức 9,2-9,3 triệu đồng/tấn, trong khi giá phôi thép đầu năm khoảng 6,9 triệu đồng/tấn.

Với xu hướng tăng giá chung của thị trường nguyên liệu và thép thành phẩm thế giới, thị trường thép trong nước cũng đã có sự điều chỉnh về giá. Giá thép dài thị trường trong nước bình quân tháng 4 ở mức 10,2-10,4 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 300-400 đồng/tấn so với cùng kì năm ngoái.

Nguyên nhân khiến giá thép trong nước tăng là do giá nguyên liệu sản xuất thép thế giới tăng liên tục kể từ những ngày đầu năm 2016. Tác động của giá nguyên liệu sản xuất thép tăng nhanh khiến các nhà sản xuất trong nước phải điều chỉnh giá bán tương ứng.

Được biết, giá quặng sắt loại 62%Fe đang ở mức 40 USD/tấn, tăng lên đến 65 USD/tấn và hiện ở mức 57 USD/tấn những ngày đầu tháng 5. Giá thép phế đầu tháng 1 khoảng 190 USD/tấn, có xu hướng tăng cao và đang bán ở mức 320 USD/tấn trong tuần đầu tiên của tháng 5.

Giá phôi thép thị trường ASEAN tăng từ 260 USD/tấn, tăng lên 420-430 USD/tấn trong tháng 4.2016. Giá các loại nguyên liệu khác như cuộn cán nóng từ đầu năm chỉ khoảng 280-300 USD/tấn, thì nay lên mức 410-420 USD/tấn. Giá HRC tăng 100-120 USD/tấn. Giá CRC cuối tháng 4, đầu tháng 5 ở mức khoảng 500 USD/tấn. Giá thép dài được chào ở mức khoảng 430-450 USD/tấn.

Bên cạnh giá nguyên liệu tăng thì quyết định áp thuế tự vệ thương mại tạm thời đối với sản phẩm phôi và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam của Bộ Công Thươngcũng có tác động đến thị trường.

Ngoài ra, nhu cầu thị trường thép trong nước đang tốt, hiện là mùa thuận lợi cho hoạt động xây dựng nên nhu cầu tăng.

Trong tháng 5, VSA dự báo giá thép tiếp tục đà tăng trưởng. Giá thép có thể tăng lên 11.400 đồng/kg, dao động 11-11,5 triệu đồng/tấn (tăng khoảng 10% so với giá hiện tại).

Chưa kể, nhu cầu sử dụng thép vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao thêm ít nhất 3 tháng nữa, trước khi mùa vụ xây dựng kết thúc do thời tiết không còn thuận lợi.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá thép tiếp tục tăng mạnh, chưa có dấu hiệu ‘hạ nhiệt’