Đó là khẳng định của luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM kiêm giám đốc trung tâm trọng tài Thương mại luật gia Việt Nam khi đề cập đến việc đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) hiện nay cũng như quyết định của Bộ Giao thông vận tải cho phép BOT đầu tư và đặt trạm thu phí tại đây.

Có thể khởi kiện chủ đầu tư BOT Cai Lậy và Bộ GTVT

Hồ Quang | 04/12/2017, 17:01

Đó là khẳng định của luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM kiêm giám đốc trung tâm trọng tài Thương mại luật gia Việt Nam khi đề cập đến việc đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) hiện nay cũng như quyết định của Bộ Giao thông vận tải cho phép BOT đầu tư và đặt trạm thu phí tại đây.

Chủ đầu tư đãxâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp

Trong những ngày qua rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà chuyên môn và người dân bày tỏ sự bức xúc về việc đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy trên tuyến quốc lộ 1A,vì làm đường một nơi thu phí một nẻo.

Chia sẻ về vấn đề này với phóng viên báo Một Thế Giới luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, sự phản đối của người dân trong việc thu phí này là chính đáng. Vì chính quyền địa phương và nhà đầu tư không hỏi ý kiến của người dân, không minh bạch, công khai trong việc thu chi như thế nào. Chủ đầu tư BOT Cai Lậy là Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang khi đặt trạm thu phí tại đây đã không lấy ý kiến của người dân là vi phạm Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

“Đây là con đường quốc lộ 1A đã được người tham gia giao thông đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm, nên không có lý do gì đặt trạm thu phí nữa. Nếu trong trường hợp đặt trạm thu phí tại đây thì nhà đầu tư và chính quyền địa phương phải tổ chức họp dân, lấy ý kiến người dân theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trong khi đó, việc đặt trạm thu phí này chỉ thông qua chủ đầu tư và các cơ quan thẩm quyền là vi phạm Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Do đó người dân có quyền khởi kiện chủ đầu tư xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi người dân không đi trên con đường mà BOT đầu tư, nhưng chủ đầu tư lại thu tiền là xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp”, ông Hậu lý giải và cho biết ngay cả việc cấp phép BOT đầu tư và đặt trạm thu phí tại đây cũng không đúng với quy định.

BOT đầu tư và đặt trạm thu phí này chỉ có 2 bên là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước thống nhất là chưa đủ mà cần phải có Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể khác cùng tham gia.

“Những địa phương có tuyến đường BOT đi qua thì phải lấy ý kiến của mặt trận, tổ chức đoàn thể địa phương đó, chứ không thể đơn thuần chỉ có chủ đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan”, ông Hậu nói.

Đề cập đến tình trạng BOT Cai Lậy trong những ngày qua liên tục đóng trạm, xả trạm luật sư Hậu cho rằng điều này là thể hiện sự bất chấp của chủ đầu tư. Nhà đầu tư phải hiểu rằng tại sao những nơi đặt trạm BOT khác người dân không phản đối mà trạm BOT Cai Lậy bị người dân phản đối. Lúc này nhà đầu tư và các cơ quan có chức năng phải ngồi lại để xem xét và lấy ý kiến của người dân.

“Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương có nói rất rõ, khi có một vấn đề gì đó người dân phản đối thì phải dừng lại để lấy ý kiến và đối thoại với người dân. Nếu chúng ta ngoan cố vẫn cứ thực hiện là vi phạm nghiêm trọng luật Tổ chức chính quyền địa phương”, luật sư Hậu nhấn mạnh.

Khởi kiện để hủy quyết định của Bộ giao thông vận tải

Theo luật sư Hậu, việc thu phí này là không đúng luật, vì người dân không sử dụng con đường của BOT Cai Lậy nhưng cơ quan chức năng lại ban hành quyết định thu phí là việc làm áp đặt. Do đó doanh nghiệp vận tải, các chủ xe có thể khởi kiện quyết định hành chính của Bộ giao thông vận tải.

“Ở đây doanh nghiệp vận tải, người dân có thể khởi kiện để hủy quyết định bất hợp pháp của Bộ Giao thông vận tải về việc cho BOT đầu tư và đặt trạm thu phí tại đây. Cái bất hợp pháp trong quyết định của Bộ giao thông vận tải là đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1, vì chủ đầu tư không làm đường này mà lại thu phí tại đây. Chính quyết định này là cơ sở để BOT Cai Lậy đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1 ”, luật sư Hậu cho biết.

Tuy nhiên, luật sư Hậu nói rằng để giải quyết “khủng hoảng” ở BOT Cai Lậy hiện nay cách tốt nhất là phải di dời trạm BOT Cai Lậy này về ngay tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy để thu phí. Bộ Giao thông vận tải cũng như nhà đầu tư phải nhìn nhận cái sai của mình để sửa chữa, khắc phục.

Nhà đầu tư và các cơ quan chức năng không thể nói di dời trạm này đến nơi khác thì không có khả năng thu hồi vốn. “Trước khi thực hiện dự án này nhà đầu tư phải tính toán, cả những vấn đề rủi ro khi thực hiện. Anhlà doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư rồi thu hồi vốn nên phải tính toán từ trước. Đây là một hoạt động kinh doanh, nhưng là kinh doanh BOT mà thôi”, luật sư Hậu nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có thể khởi kiện chủ đầu tư BOT Cai Lậy và Bộ GTVT