"Cái quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là làm sao khai thác được thị trường trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nơi có hơn 650 triệu người tiêu dùng mà nhiều tập đoàn lớn đang khao khát" - GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp FDI cho biết.

‘Có TPP hay không cũng đừng quên thị trường ASEAN với 650 triệu dân’

Trí Lâm | 21/12/2016, 13:04

"Cái quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là làm sao khai thác được thị trường trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nơi có hơn 650 triệu người tiêu dùng mà nhiều tập đoàn lớn đang khao khát" - GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp FDI cho biết.

Tại “Hội thảo triển vọng thị trường bất động sản 2017 - Tác động chính sách” do Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) phối hợp với Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chứcngày 20.12, nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay vẫn còn khá sớm để nói rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có “chết” hay không. Tuy nhiên, có TPP hay không thì Việt Nam cũng không nên bỏ quên thị trường ASEAN với 650 triệu dân.

Phát biểu tại hội thảo, GS Nguyễn Mạinhận xét, xu hướng kinh tế thế giới năm 2016 và 2017 của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của kinh tế thế giới, nổi bật là việc Anh rời EU (Brexit); bầu cử tổng thống Mỹ và việc Mỹ chưa quyết định có tham gia TPP hay không.

Theo chuyên gia này, những biến động trên có thể khiến việc xuất khẩu và thu hút FDI vào Việt Nam giảm sút do kỳ vọng thị trường xuất khẩu của nhà đầu tư không tốt. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá chú ý đến số phận của TPP mà bỏ qua những cơ hội từ các thị trường khác.

“Chúng ta còn các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) thế hệ mới khác với Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, thậm chí là đối tác thương mại với Mỹ. Những thị trường Á – Âu, Đông Âu chúng ta có nhiều cơ hội khi Nga đang bị cấm vận. Bên cạnh đó, chúng ta còn thị trường tiêu thụ hơn 650 triệu dân của 10 nước ASEAN” – ông Mại nhấn mạnh.

"Cái quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là làm sao khai thác được thị trường trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nơi có hơn 650 triệu người tiêu dùng mà nhiều tập đoàn lớn đang khao khát".

Ông Mại cũng cho rằng, thời gian qua Việt Nam đã thua thiệt về độ nhạy cảm thị trường so với người Thái, người Malaysia, thậm chí thua ngay trên chính sân nhà. Ngay đầu năm 2015 khi AEC có hiệu lực, các doanh nghiệp Thái đã thực hiện nhiều cuộc mua bán, sáp nhập, tấn công vào thị trường Việt Nam thông qua các hãng bán lẻ như BigC, Metro… Chúng ta bị cạnh tranh gay gắt trên sân nhà.

Cũng nói về số phận của TPP, theo chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa, mặc dù Tổng thống Mỹ vừa đắc cửDonald Trump tuyên bố xóa bỏ TPP nhưng đảng Cộng hòa có xu hướng ủng hộ tự do hóa thương mại rất mạnh. Do đó, triển vọng TPP vẫn còn, có thể nó sẽ chậm lại hoặc có một số thay đổi trong điều khoản.

Bên cạnh đó, ông Nghĩa cho rằng ông Donald Trump đến nay vẫn chưa thực hiện 5/6 cam kết hành động như chính sách tranh cử của mình. Đó là không bắt giữ, điều tra bà Hillary Clinton; không xây biên giới với Mexico hoặc có thể xây một đoạn lấy lệ; rút Mỹ khỏi WTO, hay Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với các nước Trung Mỹ; rút khỏi chương trình chống biến đổi khí hậu và không thông qua TPP.

Đề cập đến mảng bất động sản của Việt Nam dưới tác động của TPP, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREAcho rằng, TPP có lợi cho mảng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài chứ bất động sản không thu được nhiều lợi ích.Do đó, việc có hay không có TPP thì kinh tế vĩ mô nói chung và bất động sản nói riêng cũng không ảnh hưởng nhiều. Vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản của Việt Nam cũng không nhiều.

“Nếu có TPP thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào khu công nghiệp tại Việt Nam, tranh thủ lấy lợi thế về thuế để xuất khẩu. Các doanh nghiệp nước ngoài vào thì cán bộ vào, công nhân vào, đẩy nhu cầu nhà ở tăng lên. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải nhờ TPP chúng ta mới có được điều đó. Nếu chính sách tốt, lao động rẻ, môi trường thuận lợi thìchúng ta vẫn thu hút được đầu tư nước ngoài bình thường”, ông Nam nói.

Chuyên gia này cho rằng, thị trường bất động sản của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nội lực của thị trường và trong trung và dài hạn, nhu cầu về nhà ở rất lớn. Bởi vì diện tích nhà ở trung bình khá thấp, theo điều tra tháng 9.2014 là 22 m2/người. Trong khi đó, tâm lý người Việt Nam lại rất thích nhà, tỷ lệ sở hữu nhà tại Việt Nam lên tới 95%.

Ngoài ra, đại diện của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Văn Phụng cho rằng, nếu không có TPP thì Việt Nam cũng có Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, EU, Nhật Bản… nên vẫn có các đối tác khác để phát triển.

“Người Thái mua BigC, Metro của mình là do họ nhạy cảm với thị trường, biết đón xu hướng. Nước ngoài họ không dại gì mua khi họ không có lợi nhuận” – ông Phụng nhấnmạnh.

Các chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, sự cạnh tranh trong thời gian tới sẽ càng khốc liệt nên cần phải chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa thì mới có thể cạnh tranh.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Có TPP hay không cũng đừng quên thị trường ASEAN với 650 triệu dân’