Theo Bộ Tài chính, số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa còn lại là 93/127 doanh nghiệp, chiếm 73% kế hoạch đề ra.

Còn 93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa

tuyetnhung | 18/06/2019, 05:50

Theo Bộ Tài chính, số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa còn lại là 93/127 doanh nghiệp, chiếm 73% kế hoạch đề ra.

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, 5 tháng đầu năm nay đã có 3 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Lũy kế đến tháng 5 thì đã có 34/127 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa. Số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa còn lại là 93/127 doanh nghiệp, chiếm 73% kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, cả 3 doanh nghiệp được cổ phần hóa nói trên đều không thuộc danh mục các doanh nghiệp cổ phần hóa theo công văn số 991. Theo công văn nàythì giai đoạn 2017 - 2020 cổ phần hóa 127 doanh nghiệp, cụ thể: Năm 2017 cổ phần hóa 44 doanh nghiệp; Năm 2018 cổ phần hóa 64 doanh nghiệp; Năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp; Năm 2020 cổ phần hóa 1 doanh nghiệp.

Về tình hình thoái vốn, trong 5 tháng đầu năm, có 9 doanh nghiệp thuộc danh mục ban hành theo Quyết định số 1232 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thoái vốn với giá trị 759 tỉ đồng, thu về 1.657 tỉ đồng. Trong đó, Bộ Xây dựng thoái vốn tại Tổng công ty Viglacera với giá trị sổ sách 690 tỉ đồng, thu về 1.587 tỉ đồng. Lũy kế từ năm 2017 đến tháng 5.2019: Thoái vốn nhà nước tại 87 đơn vị thuộc Quyết định số 1232 với giá trị 4.549 tỉ đồng, thu về 8.765 tỉ đồng.

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, từ năm 2017 đến tháng 5.2019, cả nước đã thoái 3.785 tỉ đồng, thu về 110.392 tỉ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỉ đồng, thu về 109.965 tỉ đồng tại Sabeco).

Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay được đánh giá là vẫn còn chậm do các quy định về cổ phần hóa chưa xử lý triệt để một số vướng mắc liên quan đến các nội dung về xác định giá trị doanh nghiệp.

Năm 2018, cả nước phải cổ phần hóa 64 doanh nghiệp, nhưng thực tế chỉ đạt hơn 17%, với 12 doanh nghiệp hoàn thành. Trong khi đó, có 35 doanh nghiệp đề nghị chuyển sang hoàn thành vào năm 2019 (chiếm 55%); 12 doanh nghiệp đề nghị chuyển sang thực hiện năm 2020 (chiếm 23%) và 6 doanh nghiệp không báo cáo thời gian dự kiến hoàn thành.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một phút trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Còn 93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa