Chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Kông dự tính cho phép công an Trung Quốc hoạt động ở Hồng Kông, khiến một số nghị sĩ ủng hộ dân chủ lo ngại cho việc thành phố này mất quyền tự chủ.

Công an Trung Quốc hoạt động ở Hồng Kông gây phẫn nộ

Trần Trí | 26/07/2017, 14:23

Chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Kông dự tính cho phép công an Trung Quốc hoạt động ở Hồng Kông, khiến một số nghị sĩ ủng hộ dân chủ lo ngại cho việc thành phố này mất quyền tự chủ.

Kế hoạch của chính quyền là cho Trung Quốc thuê một trạm xe điện ngầm cao tốc ở khu ngoại ô Tây Cửu Long, và lần đầu tiên cho phép công an Trung Quốc tuần tra như một phần hoạt động cùng kiểm tra di trú ở trạm cuối tuyến xe điện ngầm này.

Công an Trung Quốc sẽ kiểm soát 1/5 trạm xe điện ngầm, gồm khu vực chờ, các cửa ra xe và trong các toa. Công an cũng quản lý các xà lim và một kho vũ khí, theo báo chí Hồng Kông cho biết.

Dự án xe điện ngầm trị giá 8,3 tỉ bảng Anh, cho phép rút ngắn thời gian từ Hồng Kông qua Hoa lục từ 2 giờ xuống còn 48 phút.

Hồng Kông từng là nhượng địa Anh, được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, theo một thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ”, nên Hồng Kông tiếp tục tự trị, có luật lệ riêng và chính sách di trú riêng.

Theo báo Guardian, nhiều người Hồng Kông vẫn bực những vụ công an Trung Quốc bắt những người bất đồng chính kiến ngay tại Hồng Kông, gồm một nhà xuất bản sách chỉ trích lãnh đạo Trung Quốc.

Nữ nghị sĩ Claudia Mo ủng hộ dân chủ, nói: “Cách họ bẻ cong mọi luật lệ là không thể chấp nhận được. Bắc Kinh muốn phô trương quyền lực làm chủ, tước quyền không phải sợ hãi trong ngay thành phố của chúng tôi. Hồng Kông đã kết nối mọi cách với Hoa lục, kế hoạch này chỉ là một công cụ chính trị”.

Bà Mo nhắc lại một diễn văn của cựu toàn quyền Anh Chris Patten từng cảnh báo năm 1996 về tính mong manh của quyền tự trị Hồng Kông. Ông nói: “Sự lo lắng của tôi không phải là quyền tự trị của cộng đồng này sẽ bị Bắc Kinh chiếm đoạt, nhưng mà vì vài người ở Hồng Kông sẽ loại bỏ dần quyền tự trị này”.

Theo tờ báo Anh, đảng Dân chủ ở Hồng Kông cũng phản đối kế hoạch, nhưng vì hồi đầu tháng 7, một tòa án truất quyền của 4 nghị sĩ ủng hộ dân chủ, đảng này thiếu số phiếu để ngăn chặn bộ luật cho phép công an Trung Quốc tuần tra Hồng Kông.

Kế hoạch trên chắc chắn bị thách thức ở tòa án Hồng Kông.Hiến pháp mi-ni của thành phố này qui định: “Các luật quốc gia sẽ không thể vận dụng ở Đặc khu hành chính Hồng Kông”, ngoại trừ những gìliên quan tới quốc kỳ, quốc ca và phòng thủ.

Nữ Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga - do Bắc Kinh chọn - bào chữa rằng chính quyền sẽ mở chiến dịch vận động người dân ủng hộ kế hoạch.

Bà nói với các nhà báo: “Không có chuyện gì phải lo ngại rằng chúng tôi phớt lờ quy định “một quốc gia, hai chế độ” để có sự tiện nghi từ xe điện ngầm cao tốc”.

Chính quyền cũng nêu việc hành khách phải chịu kiểm tra di trú hai lần-một ở Hồng Kông, một ở Hoa lục-là “cồng kềnh”.

Nhưng cách bố trí này cũng giống ở Thẩm Quyến, nơi mà cán bộ di trú Hồng Kông làm việc ở Trung Quốc. Cửa khẩu này mở từ 10 năm qua, không gây nhiều tranh cãi.

Bảo Vĩnh (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công an Trung Quốc hoạt động ở Hồng Kông gây phẫn nộ