Công nghệ điều khiển thời tiết được áp dụng khá phổ biến tại các nước tiên tiến, thậm chí họ có thể chi mạnh tay cho các dự án nghiên cứu này. Tuy nhiên, công nghệ này lại chưa thực sự phổ biến và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Công nghệ điều khiển thời tiết: Nước ngoài áp dụng, Việt Nam chưa phù hợp

Thu Anh | 15/08/2016, 13:03

Công nghệ điều khiển thời tiết được áp dụng khá phổ biến tại các nước tiên tiến, thậm chí họ có thể chi mạnh tay cho các dự án nghiên cứu này. Tuy nhiên, công nghệ này lại chưa thực sự phổ biến và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Hiện nay, con người đang phải đối mặtvới sự xuất hiện của hàng loạt kiểu thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học dự báotrong tương lai không xa, công nghệ điều khiển thời tiết sẽ không còn là viễn tưởng.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết có ít nhất 52 quốc gia đang thực hiện các chương trình điều khiển thời tiết. Cụ thể, từ những năm 1940, hai nhà khoa học người Mỹ đã thành công trong việc tạo ra mưa nhân tạo nhờ sử dụng những viên đạn chứa bạc iotua (AgI) bắn vào đám mây và nhận bằng sáng chế kỹ thuật gieo mây (cloud-seeding) năm 1948.Nối tiếp thành công của công nghệ tạo mưa nhân tạo chính là công nghệ “kỹ thuật gieo mây”. Lúc này, các nhà khoa học đã có sự cải tiến trong kỹthuật giúp quá trình tạo mưa diễn ra nhanh hơn.

Tại thời điểm này đã có vài nơi trên thế giới sử dụng công nghệ kiểm soát thời tiết để ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách tạo ra sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên quy mô lớn. Đặc biệt, trong đợt hạn hán ở California và một số bang thuộc vùng Trung Tây Mỹ, dự án gieo mây được áp dụng để tăng lượng mưa, nhằm cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ canh tác nông nghiệp.

Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác đang chi hàng chục triệu USD mỗi năm để thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc triển khai công nghệ điều khiển thời tiết. Đặc biệt, Trung Quốc là nước thường xuyên sử dụng công nghệ này. Trung Quốc đã đặt mục tiêu sử dụng công nghệ điều khiển thời tiết để tạo thêm hơn 60 tỉ mét khối nước mưa mỗi năm đến năm 2020.

Trái ngược với các quốc gia hiện đại, tuy cũng phải chịu những đợt hạn hán nặng, kéo dàinhưng công nghệ điều khiển thời tiết, đặc biệt là công nghệ tạo mưa nhân tạo cũng như "kỹ thuật gieo mây" vẫn chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam dù các nhà khoa học trong nước đã có nhiều nghiên cứu về mưa nhân tạo. Nhiều nhà khoa học Việt Nam đánh giá, việc ứng dụng mưa nhân tạo vào phục vụ cuộc sống vẫn chưa thực hiện được một phần là do vốn đầu tư lớn, công nghệ cũng khá phức tạp và đòi hỏi nhiều ngành cùng tham gia.

Giải thích thêm cho điều này, TS Nguyễn Văn Lạng – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, nếu đưa lên bầu trời một loại hóa chất thì đó là điều không tốt bởi không phải tất cả những hạt nhân phóng lên bầu trời đều có thể tạo ra được mưa mà có thể bay lên không khí, gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì hoàn toàn có thể gây ra ô nhiễm. Thậm chí khi mưa xuống một vùng nào đó thì cũng ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của người dân;môi trường, đất đai, không khí đều có thể bị ô nhiễm.

Thu Anh
Bài liên quan
Vai trò của công nghệ trong phòng chống cháy rừng tại Los Angeles
Nhờ một loạt công nghệ, cháy rừng được dự báo và phát hiện kịp thời, qua đó giảm thiểu thiệt hại mà thảm họa này gây ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ điều khiển thời tiết: Nước ngoài áp dụng, Việt Nam chưa phù hợp