Trong khoảng thời gian 20 năm kể từ sau vụ khủng bố kinh hoàng nhằm vào tòa Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) tại New York, không chỉ chính trị toàn cầu mà cả công nghệ cũng đã thay đổi.

Công nghệ phát triển ra sao trong 20 năm kể từ vụ khủng bố 11.9?

Cẩm Bình | 12/09/2021, 10:01

Trong khoảng thời gian 20 năm kể từ sau vụ khủng bố kinh hoàng nhằm vào tòa Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) tại New York, không chỉ chính trị toàn cầu mà cả công nghệ cũng đã thay đổi.

Thay đổi đáng chú ý đầu tiên là sự xuất hiện của truyền thông xã hội cùng rất nhiều thông tin sai lệch. Vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố 11.9, các nền tảng như Facebook, Twitter chưa tồn tại nên đại đa số người trên thế giới biết đến sự kiện kinh hoàng này qua truyền miệng, qua điện thoại hoặc phương tiện truyền thông truyền thống (báo chí, truyền hình, phát thanh).

Ngày nay, tin tức lan truyền nhanh hơn qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin nhanh, trang web. Loạt nền tảng mới bảo vệ người dân bằng cách cho biết nơi nào cần tránh. Thế nhưng, truyền thông xã hội không phải không có điểm xấu. Điểm xấu của chúng chính là thông tin sai lệch làm chia rẽ xã hội, thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan và phân cực.

facebookalert.png
Facebook có tính năng cảnh báo tình huống khẩn cấp - Ảnh: CP24

Xét nghiệm ADN

Tuần qua có thêm 2 nạn nhân vụ khủng bố 11.9 được xác minh danh tính, nhờ tiến bộ trong xét nghiệm ADN. Nạn nhân thứ 1.646 được xác minh là Dorothy Morgan, trường hợp thứ hai không công bố theo yêu cầu từ gia đình.

Hiện vẫn còn hơn 1.100 người nạn nhân chưa nhận dạng. Quá trình xác minh diễn ra khá chậm chạp.

Tờ The New York Times cho biết các nhà khoa học pháp y đang xét nghiệm/tái xét nghiệm hơn 22.000 bộ phận thi thể tìm thấy tại tòa WTC, dùng kỹ thuật trích ADN từ mẫu xương nhỏ.

Trang Newsweek tuần trước đưa tin phòng giám định y khoa New York được cấp phép sử dụng phương pháp Giải trình tự gien Thế hệ tiếp theo (NGS) vốn dùng cho công tác xác minh danh tính hài cốt binh sĩ Thế chiến thứ 2.

808x525_cmsv2_67a1fc52-1da7-5b9d-a3f8-4facf88c7aa3-6051172.jpg
Vẫn còn hơn 1.100 nạn nhân vụ khủng bố 11.9 chưa nhận dạng - Ảnh: AP

Mạng lưới giám sát dày đặc

Sau ngày 11.9, mạng lưới giám sát trở thành một phần của cuộc sống thường nhật. Máy quay an ninh tăng về số lượng lẫn chất lượng.

20 năm trước máy quay an ninh chỉ có thể hoạt động vài giờ, cho hình ảnh độ nét thấp. Ngày nay chúng được thiết lập thành cả mạng lưới truyền tải lượng lớn hình ảnh rõ nét lên dịch vụ lưu trữ đám mây. Phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ còn giúp quét khuôn mặt xác minh danh tính. Công nghệ mới góp phần tăng cường an ninh nhưng cũng đem lại lo ngại chiếm đoạt dữ liệu cá nhân.

808x539_cmsv2_2ebffefd-51ed-5639-b1d1-999790d61e54-6051172.jpg
Máy quay an ninh có mặt khắp nơi - Ảnh: Euronews

Ngoài máy quay an ninh và phần mềm nhận diện, các quốc gia còn có thiết bị đọc biển số xe cùng máy bay giám sát không người lái.

Mạng lưới thông tin liên lạc tốt hơn

Công ty tư nhân cùng chính quyền các quốc gia đã nỗ lực cải thiện mạng lưới liên lạc để ứng phó tốt hơn với tình huống nguy hiểm. Nhiều công nghệ có dây lẫn không dây hiện đủ sức hoạt động tốt trong tình trạng ngoại tuyến hoặc cáp bị hỏng.

Mạng lưới liên lạc hiệu quả hơn hữu ích cho cả tình huống xảy ra tấn công khủng bố cũng như thiên tai, giúp mọi người liên lạc được với người thân lúc khẩn cấp và đóng vai trò công cụ hướng dẫn sơ tán đến nơi an toàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
29 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ phát triển ra sao trong 20 năm kể từ vụ khủng bố 11.9?