Hồng Kông trong những ngày tết truyền thống không hề có các cuộc biểu tình ồn ào như khoảng vài tuần trước. Không phải do tác động từ các đợt vận động của chính quyền hay nỗ lực của cảnh sát mà từ coronavirus.
Làn sóng biểu tình năm 2019 dập mãi không tắt
Biểu tình chống lại dự luật dẫn độ ở Hồng Kông bắt đầu vào tháng 3 và tháng 4 năm ngoái, sau đó leo thang vào tháng 6. Số lượng người biểu tình đã đạt mốc hàng triệu người. Ngày 16.6, nhóm tổ chức tuyên bố số người biểu tình là "gần 2 triệu cộng với 1 công dân", lập kỷ lục về cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông. Các tháng sau, mỗi dịp cuối tuần là lại xảy ra biểu tình quy mô hàng trăm ngàn người tại Hồng Kông mà các nhà chức trách gần như bất lực, thậm chí họ không thể ngăn chặn người biểu tình chiếm sân bay, làm tê liệt hoạt động giao thông của đặc khu.
Vào ngày 4.9, trưởng đặc khu Carrie Lam(Lâm Trịnh Nguyệt Nga) tuyên bố rằng sẽ chính thức rút dự luật dẫn độ vào tháng 10 và bà sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung để giúp làm dịu tình hình. Sự nhượng bộ đó đã bị những người biểu tình chỉ trích là "quá ít, quá muộn”. Các cuộc biểu tình tiếp tục nổ ra sau khi chính quyền rút dự luật với mục tiêu đòi dân chủ và tự chủ nhiều hơn cho người dânHồng Kông. Ngay cả trong thời gian Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập nước thì các cuộc biểu tình cũng không gián đoạn.
Đến tháng 12, các cuộc biểu tình vẫn thu hút được nhiều người tham gia. Trong một cuộc tuần hành được tổ chức vào ngày 8.12, cảnh sát ghi nhận có gần 200.000 người tham gia, còn phía tổ chức nói con số đó nhiều hơn gấp 4.
Bước sang 2020, tình hình vẫn không có gì suy giảm. Ngay ngày 1.1.2020, đã có cuộc biểu tình kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhiều hoạt động bạo lực nổ ra. Tổng cộng, 400 người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình đầu năm mới Dương lịchtại Hồng Kông.
Đồng thời, có nhiều dấu hiệu cho thấy biểu tình có thể tiếp tục tiến hành trong dịp tết âm lịch. Trong cuộc biểu tình hôm 19.1, cảnh sát còn ghi nhận 12.000 người tập trung trong khi phía tổ chức nói rằng con số đó là 150.000.
Và làn sóng bị tắtvào tết âm
Nhưng rốt cuộc biểu tình đã không xảy ra khi coronavirus xuất hiện. Ngày 20.1, khi cảnh báo về coronavirus được phát đi mạnh mẽ thì số lượng người tụ tập giảm theo. Chỉ có gần một trăm người tập trung ở trung tâm.
Ngày 21.1 là kỷ niệm 6 tháng vụ đụng độ Nguyên Lãng nhưng chỉ có 50 người tập trung với mặt nạ đeokín. Ngày 23.1, chỉ có 10 người tập trung cho chiến dịch “lunch with you” rồi đến chiều mới tăng lên 40 người.
Trước đêm giao thừa tết Âm lịch, chỉ có khoảng một trăm người tập trung tại đền Wong Tai Sin để tham gia phong trào. Còn sang ngày mùng 1, cũng chỉ có hơn một trăm người tại Vượng Giác với khẩu trang đeo kín. Đến ngày mùng 2, đông đảo phóng viên tập trung ở Vượng Giác xem có biến gì nhân kỷ niệm 4 năm cuộc bạo động Vượng Giác thì chỉ thấy có 100 người biểu tình, đông bằng số lượng cảnh sát.
Cũng có một số vụ bạo động lẻ tẻ, thậm chí liên quan trực tiếp đến câu chuyện coronavirus. Ngày 26.1, một nhóm người biểu tình phóng hỏa tại một tòa nhà chung cư mới ở Hồng Kông, nơi chính quyền đặc khu dự định dùng làm cơ sở cách ly người nghi nhiễm coronavirus gây bệnh viêm phổi. Còn có một số người dân Hồng Kông đã dùng gạch và vật dụng khác để chặn con đường hướng đến tòa nhà, nhưng con số cũng chỉ là hàng trăm chứ không đông đảo như thời gian trước.
Như vậy, có thể thấy những ngày đầu năm Âm lịch thì số lượng người biểu tình đã tụt thê thảm vì lo ngại coronavirus.
Ám ảnh từ SARS
Hơn ai hết, người dân Hồng Kông ám ảnh với các bệnh dịch do virus phát tán từ Trung Quốc. Trong đại dịch cúm gia cầm SARS, Hồng Kông có 1.755 người mắc bệnh và 300 trong số đó đã tử vong. Hồng Kông là nơi có nhiều người thiệt mạng vì SARS thứ 2, chỉ kém mỗi Trung Quốc đại lục (349).
Ngày 22.1, Hồng Kông phát hiện người nhiễm coronavirus 2019-nCoVđầu tiên là một người đàn ông đại lục từng ghé Vũ Hán trước khi đến Hồng Kông. Ngày 23.1, thêm 3 người bị xác định nhiễm coronavirus và đến ngày 24 thì xác nhận trường hợp thứ 5 (hiện con số mới là 8).
Chính quyền đặc khu đã ra lệnh đóng cửa các trung tâm giải trí để tránh tụ tập đông người, nhưng giới y khoa còn muốn đóng cửa biên giới với đại lục để ngăn chặn dịch. Công đoàn các bệnh viện công, một liên minh dân chủ mới thành lập - đại diện cho khoảng 2.000 công nhân tại 43 bệnh viện công của thành phố, đã hành động mạnh mẽ nhất, kêu gọi một lệnh cấm vô thời hạn đối với du khách đại lục, với một đánh giá định kỳ về chương trình này, và sẽ chỉ chấm dứt khi dịch bệnh xuất hiện dấu hiệu được kiểm soát tại đại lục. Phó chủ tịch liên minh Law Cheuk-yiu cho biết lệnh cấm nhập cảnh chỉ bao gồm tỉnh Hồ Bắc thì không đủ, vì 5 triệu người đã rời Vũ Hán trước khi thành phố bị phong tỏa..
Ban đầu, lãnh đạo thành phố đã kiên quyết loại bỏ ý tưởng đóng cửa biên giới, gọi nó là không phù hợp và không thực tế.Nhưng đến ngày 28.1 thì bà Lam đã phải đồng ý thắt chặt biên giới với đại lục. Theo đó, các biện pháp đóng cửa ở Hồng Kông có hiệu lực vào nửa đêm 29.1 cho đến khi có thông báo mới. Bà Lam cho biết thành phố cũng giảm số lượng xe buýt nội địa từ đất liền và đình chỉ các chuyến xe khách xuyên biên giới tại cầu Hồng Kông- Chu Hải - Macau. Tất cả chuyến phà xuyên biên giới cũng sẽ bị đình chỉ.
Các hoạt động tại ga Tây Cửu Long của Hồng Kông - nơi khai thác các dịch vụ đường sắt cao tốc đến đất liền - sẽ ngừng hoạt động. Các dịch vụ chở khách cũng sẽ tạm thời bị đình chỉ tại các cửa khẩu biên giới ở Hung Hom, Sha Tau Kok và Man Kam To.
Ngoài ra, các trường học cũng đóng cửa 2 tuần để ngăn chặn lây lan của coronavirus.
Anh Tú