Sau khi đã mạnh tay cắt giảm lãi suất điều hành 2 lần trong quý 1/2020, chuyên gia dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ không chú trọng mục tiêu giảm thêm lãi suất điều hành trong quý 2.

COVID-19 tái bùng phát, NHNN liệu có hạ thêm thêm lãi suất điều hành?

04/08/2020, 05:18

Sau khi đã mạnh tay cắt giảm lãi suất điều hành 2 lần trong quý 1/2020, chuyên gia dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ không chú trọng mục tiêu giảm thêm lãi suất điều hành trong quý 2.

Mặt bằng lãi suất hiện nay đang thấp kỷ lục - Ảnh: Internet

Trong tháng 7 vừa qua, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước không có các hoạt động bơm, hút ròng vốn đáng kể thông qua thị trường mở (OMO), thế nhưng mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giữa các ngân hàng vẫn đang duy trì ở mức thấp kỷ lục.

Cụ thể, theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tháng 7, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp chưa từng thấy khi các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần chỉ còn 0,15 - 0,3%/năm. Lãi suất thấp do thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái dồi dào.

Trong khi đó, BVSC cho rằng tín dụng ở quý 2/2020 sẽ có sự cải thiện so với quý 1. Tuy vậy, mức độ cải thiện sẽ không quá lớn, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 mới quay trở lại Việt Nam. Điều này khiến các doanh nghiệp duy trì quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh, qua đó hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, tỷ giá USD/VND cũng đang giảm về vùng giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước, giúp cải thiện dự trữ ngoại hối nên nhiều khả năng sẽ có một lượng tiền VNĐ mới được bơm vào hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng được dự báo vẫn ở trạng thái tích cực trong tháng 8.

“Sau khi đã mạnh tay cắt giảm lãi suất điều hành 2 lần trong quý 1/2020, BVSC dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ không chú trọng mục tiêu giảm thêm lãi suất điều hành trong quý 2. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển mục tiêu từ cố gắng giảm lãi suất sang các mục tiêu khác như: tháo gỡ các rào cản khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn sau dịch COVID-19, nới room tín dụng cho các ngân hàng, thậm chí tái cấp vốn cho các dự án đầu tư công có độ lan tỏa cao”, BVSC nhìn nhận.

Đáng chú ý, trên thực tế, trong tháng 7, tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các ngân hàng thương mại cùng chung xu hướng giảm so với tháng 6 với mức giảm lần lượt là 0,06% và 0,12%. Đặc biệt, tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại vào thời điểm cuối tháng 7 chỉ còn 23.170 đồng/USD, tức đã thấp hơn mức giá mua vào của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (23.175 đồng/USD). Diễn biến này có thể dẫn đến động thái mua vào ngoại tệ vào của Ngân hàng Nhà nước, qua đó giúp tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối.

So với cuối năm 2019 thì tỷ giá trung tâm vào cuối tháng 7 tăng 61 đồng (tương đương 0,26%) trong khi tỷ giá tại các ngân hàng lại giảm 4 đồng. Xu hướng hạ nhiệt của USD trên thị trường thế giới là nguyên nhân chính giúp tỷ giá USD/VND giảm trong tháng 7. So với cuối năm 2019 thì chỉ số USD Index vào cuối tháng 7 đã giảm 3%. Ngoài ra, việc Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu lớn (đạt 6,5 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm) giúp nguồn cung USD được duy trì.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 13.7, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỉ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỉ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23.1 đến nay đạt hơn 1,17 triệu tỉ đồng cho hơn 247.000 khách hàng; lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 tái bùng phát, NHNN liệu có hạ thêm thêm lãi suất điều hành?