Ngân hàng Nhà nước cho hay sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.
Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng còn thấp, giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn…
Tính đến ngày 25.3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023 (cùng thời điểm, năm 2023 tăng 1,17%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 0,26% (cùng thời điểm, năm 2023 tăng 1,99%).
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết hiện thanh khoản rất dồi dào và phía ngân hàng sẵn sàng nguồn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) cần chứng minh được sự khả thi của các dự án của mình.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến cuối năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, bước sang tháng 1.2024, tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023.
Đầu năm 2024, cầu tín dụng trong nước bị tác động bởi sự khó khăn trong đầu ra của doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm.
Tháng đầu năm 2024, nhiều ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất tiết kiệm. Đáng chú ý, hôm nay Vietcombank điều chỉnh lãi suất huy động ở kỳ hạn 1-2 tháng chỉ còn 1,7%/năm.
Theo WB, tăng trưởng tín dụng trong tháng 10 chỉ đạt 9,3% so với cùng kỳ. Sự suy yếu kéo dài của khu vực đầu tư tư nhân và niềm tin của nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến tín dụng tăng trưởng chậm.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết nhiều ngân hàng thương mại vẫn đang trong tình trạng "tồn kho", không "bán" được tiền và tạo ra tình trạng dư thừa thanh khoản.