Giá vàng trong phiên giao dịch sáng nay 29.7 tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh và neo ở mức cao so với chốt phiên giao dịch hôm qua. Nhiều chuyên gia dự báo giá vàng vẫn sẽ tăng nóng, song rủi ro rất cao.

Giá vàng vẫn neo cao, chuyên gia nói còn nhiều dư địa để tăng nóng

29/07/2020, 12:04

Giá vàng trong phiên giao dịch sáng nay 29.7 tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh và neo ở mức cao so với chốt phiên giao dịch hôm qua. Nhiều chuyên gia dự báo giá vàng vẫn sẽ tăng nóng, song rủi ro rất cao.

Giá vàng SJC vẫn neo ở mức cao - Ảnh: Internet

Mở cửa phiên giao dịch ngày 29.7, giá vàng miếng SJC theo niêm yết của Tập đoàn DOJI là 56,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,3 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 900.000 đồng/lượng ở chiều mua và 350.000 đồng ở chiều bán so với chốt phiên giao dịch trước. Trong khi đó, giá vàng SJC được Công ty SJC niêm yết giao dịch ở mức 56,2 - 57,92 triệu/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 900.000 đồng/lượng ở chiều bán.

Giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu cũng được niêm yết ở mức 56,3 - 57,55 triệu đồng/lượng, tăng 1,05 triệu đồng/lượng ở chiều mua và tăng 600.000 đồng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch trước. Giá vàng Rồng Thăng Long giao dịch ở mức 53,73 - 55,23 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 470.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng Phú Quý SJC giao dịch ở mức 56 - 57,4 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều mua và 400.000 đồng ở chiều bán.

Giá các sản phẩm vàng 999,9 của nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn khác cũng dao động quanh ngưỡng 53 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 54,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán. Nhẫn tròn Phú Quý của Tập đoàn Phú Quý mua vào ở mức 53,6 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 54,8 triệu đồng/lượng, tăng 900.000 đồng/lượng ở chiều mua và 300.000 đồng/lượng ở chiều bán.

Như vậy, giá vàng trong nước phiên giao dịch sáng nay tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh so với chốt phiên giao dịch trước. Tuy nhiên, so với giá mở cửa phiên giao dịch hôm qua, giá vàng đã dần hạ nhiệt và mất mốc đỉnh lịch sử trên 58 triệu đồng/lượng. Nguyên do trong phiên giao dịch chiều qua, giá vàng đã rơi tự do và lao dốc mạnh.

Trên thị trường thế giới, giá vàng vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Hiện tại, giá vàng đang giao dịch ở mốc 1.956 USD/ounce, tương đương 55,3 triệu đồng/lượng. Vàng vẫn trong xu hướng đi lên mặc dù đã chinh phục thành công mức cao lịch sử 1.920 USD/ounce trong 1 thập niên gần đây. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch chiều qua, giá vàng thế giới được điều chỉnh lên mốc 1.971 USD/ounce, mức giá cao nhất trong lịch sử của giá vàng thế giới.

Vàng thế giới lên đỉnh cao lịch sử và vẫn đang trong xu hướng đi lên do đồng USD sụt giảm và đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tiếp tục leo thang ở nhiều nước. Trên sàn Kitco, đại diện Bannockburn Global Forex cho rằng giá vàng thế giới sẽ dễ dàng vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce, thậm chí sẽ lên mốc 2.500 USD/ounce bởi nền kinh tế thế giới vẫn đang đảo chiều đi xuống do ảnh hưởng của COVID-19.

Ngoài ra, giới quan sát thị trường dự báo vàng tăng giá còn do xung đột Mỹ - Trung có thể chuyển sang giai đoạn mới, một cuộc chiến về vốn và cuộc chiến này có thể tác động tiêu cực đến đồng USD. Hầu hết các dự báo đều nhận định chưa có một giải pháp nào giải quyết căng thẳng Mỹ - Trung cũng như đại dịch COVID-19. Đại diện StoneX đánh giá yếu tố duy nhất có thể làm suy yếu đà tăng của vàng lúc này là tiến triển trong nghiên cứu vắc xin phòng ngừa COVID-19.

Trong khi đó, chiến lược gia trưởng của CMC Markets Michael McCarthy nói rằng giá vàng tăng mạnh liên tục trong 8 phiên gần đây từ ngưỡng 1.800 USD/ounce lên ngưỡng 1.980 USD/ounce. Với tốc độ tăng mạnh như vậy trong ngắn hạn ở bất kỳ thị trường nào thì cũng dễ khiến giá kim loại quý sụt giảm trở lại.

Trước việc giá vàng đang tăng nóng, chuyên gia Bảo Tín Minh Châu khuyên người dân, các nhà đầu tư nên cân nhắc thận trọng trước khi giao dịch và thường xuyên theo dõi giá vàng trên các kênh chính thống để có quyết định đúng đắn nhất.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá vàng vẫn neo cao, chuyên gia nói còn nhiều dư địa để tăng nóng