Đó là một chương trình trực tuyến nhằm cung cấp kiến thức, cập nhật xu hướng mới nhất về dịch tễ, bệnh học phục vụ cho công tác sàng lọc, chẩn đoán và điều trị cũng như phòng ngừa COVID-19.

COVID-19 từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh

20/04/2020, 18:36

Đó là một chương trình trực tuyến nhằm cung cấp kiến thức, cập nhật xu hướng mới nhất về dịch tễ, bệnh học phục vụ cho công tác sàng lọc, chẩn đoán và điều trị cũng như phòng ngừa COVID-19.

COVID-19 từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh

Phi công người Anh lần thứ 2 âm tính với COVID-19 nhưng vẫn còn nguy kịch

TP.HCM: Hơn 33% doanh nghiệp có rủi ro lây nhiễm COVID-19 mức trung bình

Người chưa phát bệnh COVID-19 gần như không thể lây bệnh

Kit chẩn đoán COVID-19 của Việt Nam đạt chất lượng, hiệu quả đến đâu?

Cắt giảm 20.000 công nhân, Công ty PouYuen được phép hoạt động trở lại

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng khai báo y tế tự động và nhận dạng khuôn mặt

Tất cả hành khách đến ga Sài Gòn buộc phải xét nghiệm COVID-19

Chiều 20.4, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay đã chính thức cho ra mắt chuỗi chương trình đào tạo trực tuyến “COVID-19: Từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh” dành cho nhân viên y tế và tất cả những người dân quan tâm về dịch bệnh này, nhất là trong điều kiện bị cách ly xã hội như hiện nay.

PGS.TS.BS Lê Minh Khôi – Trưởng Đơn vị hình ảnh tim mạch, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết đây là chuỗi chương trình được thực hiện dưới hình thức phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage chính thức của bệnh viện và phát lại trên kênh YouTube của bệnh viện. Qua hình thức này, người xem chỉ cần sử dụng điện thoại hoặc máy tính đã kết nối Internet là có thể theo dõi chương trình tại mọi nơi, mọi lúc.

Chương trình được tổ chức miễn phí để mọi đối tượng đều có thể tham gia, đặt câu hỏi và thảo luận cùng với báo cáo viên. Tổng cộng 11 bài giảng trong chuỗi chương trình được xây dựng từ khía cạnh tổng quan đến chuyên sâu về virus SARS-CoV-2 do các chuyên gia đến từ nhiều khoa, đơn vị của bệnh viện trình bày. Việc thực hiện chương trình thông qua hình thức phát sóng trực tiếp không chỉ giúp nhân viên y tế cập nhật kiến thức mà còn là cơ sở, tiền đề cho những chính sách, biện pháp phòng, chống đại dịch trong thời gian sắp tới. Dự kiến mỗi bài giảng được thực hiện thu hút hơn 700 nhân viên y tế theo dõi ngay tại thời điểm phát sóng.

“Để thực hiện chương trình này, bệnh viện đã đầu tư hệ thống tích hợp camera ghi hình, thiết bị thu âm và các máy móc, phần mềm hỗ trợ hoạt động giảng dạy, đào tạo livestream trực tuyến. Trong giai đoạn “cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, đây là giải pháp tối ưu để bệnh viện có thể truyền tải thông tin, kiến thức đến nhiều người xem trong một thời điểm, tạo không gian chia sẻ, lan toả trong cộng đồng y tế để các cơ sở đều thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch”, bác sĩ Khôi chia sẻ.

Bên cạnh chuỗi chương trình đào tạo, bệnh viện còn thực hiện các video hướng dẫn, cung cấp kiến thức truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh trên các kênh thông tin y tế chính thống của bệnh viện như Website, YouTube, Zalo và fanpage. Thông qua các cổng thông tin này, nhân viên y tế có thể lưu trữ, tham khảo và người bệnh cũng có thể biết thêm những kiến thức y khoa về bệnh lý của mình, cũng như hiểu hơn về dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh