Ngày 23.9.2013, các chuyên viên tài chính của Công ty chứng khoán Viet Capital đã đưa ra một số nhận định liên quan đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 vừa được các địa phương công bố.

CPI TP.HCM tháng 9 tăng do nhóm giáo dục

Một Thế Giới | 24/09/2013, 09:54

Ngày 23.9.2013, các chuyên viên tài chính của Công ty chứng khoán Viet Capital đã đưa ra một số nhận định liên quan đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 vừa được các địa phương công bố.

           

Đáng lưu ý là trong khi CPI của Hà Nội chững lại, chỉ tăng 0,57% sau khi tăng 3,16% hồi tháng 8 do ảnh hưởng của giá dịch vụ khám chữa bệnh thì CPI của TP.HCM tăng mạnh trong tháng 9 (ở mức 3,13% so với tháng 8). Cục Thống kê TP.HCM cho rằng mức tăng 3,13% đã khiến CPI của thành phố tháng này đạt mức cao nhất trong vòng 29 tháng trở lại đây.

Nguyên nhân là do quyết định của UBND TP.HCM cho phép các trường và cơ sở dạy nghề của các loại hình giáo dục đồng loạt điều chỉnh khung học phí mới. Như vậy, sau khi đã tăng 6,72% vào tháng 9.2012, học phí các bậc học của TP.HCM lại tăng rất mạnh 57,2% so với tháng 8.2013. Mức tăng này đã đóng góp 2,86% trong tổng mức tăng CPI chung của thành phố.

Cũng theo Cục Thống kê TP.HCM, một quyết định hành chính khác khiến chỉ số CPI của thành phố tháng này tăng cao là tăng lương cơ bản cho cán bộ công chức từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng. Điều này khiến phí bảo hiểm y tế của công chức và phí bảo hiểm y tế của lao động tự do tăng theo tương ứng khiến chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,69% so với tháng trước.

Các nguyên nhân tăng giá còn lại là do thị trường. Như nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,84% so tháng trước chủ yếu do việc tăng giá điện từ 1.8.2013 nay mới tác động đến CPI và việc tăng giá thêm 12.000 đồng/bình gas 12 kg từ 1.9.2013.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhẹ 0,41% so tháng trước. Trong đó, nhóm hàng thực phẩm tăng 0,78%, nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05%, riêng nhóm lương thực không biến động.

Giá lương thực thực phẩm tăng ở mức vừa phải do trong tháng 9 hàng loạt các chương trình kích cầu tiêu dùng được các siêu thị áp dụng nhằm khuyến khích nhu cầu mua sắm của người dân, đặc biệt chương trình bình ổn giá của UBND TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc kìm chế tăng giá.

Tuy nhiên, do chi phí đầu vào của sản xuất tăng liên tục trong thời gian qua nên chỉ số giá nhóm thực phẩm cũng tăng ở mức tương đối 0,78% so với tháng trước. Các siêu thị dự báo giá thực phẩm có xu hướng tăng mạnh trong các tháng tới.

Các nhóm hàng còn lại biến động nhẹ, trong đó có 3 nhóm giảm giá so với tháng trước là nhóm thiết bị đồ dùng gia đình, nhóm thuốc dịch vụ y tế và nhóm giao thông với các mức giảm tương ứng 0,06%, 0,01% và 0,28%; riêng nhóm bưu chính viễn thông không biến động.

Dựa trên kết quả từ các tỉnh thành, Viet Capital dự báo CPI cả nước trong tháng 9 (có khả năng được công bố trong hôm nay 24.9) sẽ tăng khoảng 1,1%-1,2% so với tháng 8 và khoảng 7,5% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, diễn biến giá cả có thể sẽ trở lại bình thường sau tháng này.

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5 - 6%
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Còn nhiều thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo đó VEPR thận trọng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trong khoảng từ 5,5 - 6% trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CPI TP.HCM tháng 9 tăng do nhóm giáo dục