Ảnh trên: Chủ cửa hàng Phan Văn Long (đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) đang sơn lại xe đạp cũ.

“Cung đường xe đạp” ở Sài Gòn

Một Thế Giới | 27/10/2013, 14:15

Ảnh trên: Chủ cửa hàng Phan Văn Long (đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) đang sơn lại xe đạp cũ.

           

“Cung đường xe đạp” Bùi Hữu Nghĩa (P.1 và P.2, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) nổi tiếng kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” chứ không cần quảng cáo rầm rộ. 

Bắt gặp cảnh mua bán xe đạp nhộn nhịp tại đây mới thấy được nhu cầu sử dụng xe đạp không hề giảm sút như nhiều người nghĩ. Cũng có thể vì lý do giá xăng đang tăng cao, kinh tế khó khăn.

Mua của người chán bán cho người cần

Hai bên đường Bùi Hữu Nghĩa bán đủ các mặt hàng xe đạp và đủ loại phụ tùng, hầu như không thiếu loại nào. Giá các loại xe từ 300.000 đồng trở lên, gồm xe mới lấy từ các hãng xe có uy tín hoặc xe cũ “mua từ người chán bán cho người cần” rồi về tự “tút” lại để bán.

Một trong những người lập nên “cung đường xe đạp” này là anh Phan Tấn Linh (35 tuổi, quê Tư Nghĩa, Quảng Ngãi). Năm 25 tuổi đi bộ đội về, anh phụ giúp ba tại cửa tiệm sửa xe đạp trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp. Nhiều năm sau, do tuổi già nên ba anh chuyển về quê sinh sống và để lại “gia tài” là bộ phụ tùng sửa xe đạp.

Nhận thấy Bùi Hữu Nghĩa có khu chợ nhiều dân nhập cư sinh sống, thuận tiện cho việc kinh doanh xe đạp, anh Linh dời tiệm về đây. Ban đầu, ngoài tiệm của anh có thêm 4 tiệm vừa buôn bán vừa sửa chữa xe đạp. Dần dần, số tiệm tăng lên 25 vậy là “cung đường xe đạp” Bùi Hữu Nghĩa hình thành.

Anh Linh kể lý do gắn bó với nghề này còn bắt nguồn từ những kỷ niệm đẹp thuở ấu thơ ở quê, khi còn ngày qua ngày vượt hơn 10 cây số đường đất trên chiếc xe đạp cũ tới trường. Mối lương duyên của anh cũng bắt nguồn từ chiếc xe đạp. Nhờ 2 cửa hàng xe đạp mà mà anh đã cưới được vợ, xây được nhà ở Sài Gòn và giúp 3 người em ruột kinh doanh xe đạp để kiếm sống.

chi trang, vo anh phan tan linh dang “tut” lai hang.

Chị Trang, vợ anh Phan Tấn Linh đang “tút” lại hàng.

Chúng tôi gặp một chủ cửa hàng xe đạp khác, anh Phan Văn Long (29 tuổi) từ miền Trung vào TP.HCM học trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Ra trường làm rất nhiều việc  liên quan quan đến chuyên ngành quản trị kinh doanh nhưng cuối cùng anh lại chọn cái nghề gắn với kỷ niệm thời học sinh.

Anh bảo nghề này giờ giấc tự do, thu nhập cũng tạm ổn. Kinh doanh xe đạp lấy công làm lời nên cần có “đôi mắt nhà nghề” khi mua xe cũ mới khỏi mua nhầm xe nát quá, “tút” lại bán không có lời. Mua bán uy tín, tài ăn nói để thuyết phục khách cũng rất cần với cái nghề này.

Thu nhập từ nghề này cũng tạm đủ sống. Thời điểm bán xe đạp được nhất là mùa tựu trường và sau tết. Những mùa trước tết, dịp nghỉ hè (nhiều sinh viên bán xe lấy tiền về quê) thì bán lai rai, chỉ đủ trang trải tiền thuê mặt bằng 5-10 triệu đồng/tháng.

Vui buồn trong nghề

Tưởng nghề kinh doanh mặt hàng “nghèo” này không bị lừa. Nhưng đã nhiều lần anh  Linh, anh Long đã bị mất trắng khoảng tiền kha khá khi mua nhầm “xe gian”, bị công an thu lại. Hay bị người xấu lừa thử đi xe rồi chạy luôn.

Theo anh Văn Long, chủ xe đạp hiếm giữ hóa đơn, giấy tờ (dù xe hàng hiệu, trị giá bạc triệu) nên nhiều lần anh mua nhầm xe hàng hiệu từ kẻ trộm rồi bị chủ xe đem giấy tờ, mời công an đến nhận diện rồi lấy lại mất. Hiếm họa lắm, công an mới bắt được kẻ bán xe gian trả tiền lại cho mình.

“Có người đi xe hơi, xe tay ga sang trọng đến hỏi mua xe đạp điện xịn rồi hẹn mai đến kiểm tra xe, mua xe. Mai họ đi bộ đến, gửi chiếc cặp hàng hiệu kiểu đựng laptop ở cửa hàng, mượn xe (giá trị  hơn 5 triệu đồng) đi thử rồi đi luôn”, anh Linh kể lại mà vẫn còn ấm ức.

Theo anh Linh, thích nhất ở cái ngề nay là mỗi khi thấy niềm hạnh phúc của những em học sinh, sinh viên, cô cậu công nhân nghèo mua được chiếc xe đạp giá mềm từ cửa hàng mình. Niềm vui nữa là mỗi lần bán xe đạp giá vốn cho những khách hàng quá nghèo hay tổ chức từ thiện mua làm quà tặng học sinh, sinh viên nghèo.

chu cua hang xe dap bui van hai trao doi voi nu cong nhan ve chiec xe dap dien.

Chủ cửa hàng xe đạp Bùi Văn Hải trao đổi với nữ công nhân về chiếc xe đạp điện.

Kinh doanh xe đạp khá vất vả khi phải túc trực thường xuyên ở cửa hàng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Muốn đi đâu chơi, thăm thú người thân, bạn bè phải đóng cửa hàng hoặc nhờ người trông hộ. Vất vả là thế nhưng khi được hỏi liệu có chuyển sang nghề khác không thì chúng tôi đều nhận câu trả lời dứt khoát là “không”.

“Nghề kinh doanh xe đạp không dư giả lắm nhưng cũng đủ sống. Chừng nào còn học sinh, sinh viên, công nhân thì “cung đường xe đạp” vẫn còn” – anh Bùi Văn Hải, chủ một cửa hàng xe đạp trên đường Bùi Hữu Nghĩa vừa nói vui, vừa như khẳng định sự gắn bó lâu dài với nghề kinh doanh xe đạp.

Bài và ảnh: Thường An – Triều Tiên 

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Cung đường xe đạp” ở Sài Gòn