Chuyển từ kênh liên lạc bình thường sang kênh giao dịch tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng, thương mại di động đang trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực đối với ngành bán lẻ.

Cuộc đua thương mại di động ngành bán lẻ

Hải Anh | 20/04/2016, 12:36

Chuyển từ kênh liên lạc bình thường sang kênh giao dịch tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng, thương mại di động đang trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực đối với ngành bán lẻ.

Việc áp dụng công nghệ di dộng đang mang lại hiệu quả cao trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho các nhà bán lẻ cũng như giúp cho việc trao đổi, mua bán trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khi thiết bị di động và việc áp dụng công nghệ di động ngày càng phổ biến thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể ngồi ở nhà mà vẫn mua được món hàng mình thích chỉ bằng một cái chạm tay.

Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến các “ông lớn” trong ngành bán lẻ không thể bỏ qua công nghệ mới này. Thị trường bắt đầu xuất hiện cuộc chạy đua thương mại di động. Và có thể nói, nếu như không theo kịp xu hướng này thì bất cứ nhà bán lẻ nào cũng có thể bị tụt hậu và yếu ớt hơn hẳn so với các đối thủ khác.

Vừa qua, trung tâm thương mại Crescent Mall đã chính thức cho ra mắt ứng dụng di động Crescent Mall nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng và các đối tác bán lẻ. Crescent Mall là một trong những trung tâm thương mại đầu tiên áp dụng công nghệ tiếp thị dựa trên địa điểm với tên gọi iBeacon và ứng dụng di động tương thích trên cả hệ điều hành iOS và Android.

Ứng dụng di động Crescent Mall có chức năng Thẻ thành viên điện tử (e-Membership card) tích hợp ngay trong tài khoản của người dùng và chức năng chụp lại hóa đơn mua hàng để tích lũy giá trị mua sắm làm nền tảng cho chương trình chăm sóc khách hàng. Bên cạnh việc gia tăng kết nối giữa khách hàng với các thương hiệu, ứng dụng này còn cung cấp các trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa và thuận tiện tối ưu cho khách hàng tại Crescent Mall.

Starbucks, một thương hiệu cà phê nổi tiếng cũng gây “sốt” khi tạo ra ứng dụng cho phép khách hàng tự pha chế đồ uống theo công thức của mình. Phần thanh toán trên ứng dụng di động giúp khách hàng có được món thức uống theo công thức của riêng và vào thời điểm mà họ đã “cài đặt” sẵn.

Một ví dụ cụ thể nữa là Uber và Grab, hai hãng kinh doanh vận tải hàng khách này cũng đã áp dụng công nghệ di động vào quản lý và kết nối vận tải, từng “làm mưa làm gió” khi vừa xuất hiện tại Việt Nam và khiến các hãng taxi truyền thống không thể làm ngơ.

Một số doanh nghiệp bán lẻ như Thế Giới Di Động hay Nguyễn Kim cũng cho phép khách hàng mua sắm thông qua một cú kích chuột hoặc chạm phím/ấn nút. Những thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm được đưa ra một cách cụ thể giúp khách hàng có được sự lựa chọn hợp lý, thông minh cũng như tiện lợi nhất với cách thức mua sắm hiện đại này.

Áp dụng công nghệ di động được xem như đòn bẩy thành công cho ngành bán lẻ Việt Nam, một phương thức “lợi cả đôi đường”, tức là vừa tiện lợi cho người mua mà người bán cũng dễ dàng quản lý kho hàng, sản phẩm lẫn dữ liệu… Điều đáng nói là doanh nghiệp phải biết chọn ứng dụng công nghệ bán lẻ phù hợp với mọi hệ điều hành thiết bị điện tử, đồng thời phải nắm bắt được hành vi mua sắm của khách hàng thông qua các dữ liệu phân tích với hình thức thương mại mới này.

Hải Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đua thương mại di động ngành bán lẻ