Nhạc sĩ của các bản nhạc "Mẹ yêu con", "Tấm áo mẹ vá năm xưa", "Bài ca năm tấn", "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh", "Dáng đứng Bến Tre"... đã vào lứa tuổi 94. Ông đang chống chọi với những căn bệnh tuổi già với sự cô độc cuối đời.

Cuộc sống đơn độc, buồn tẻ trong căn nhà ngập đồ cũ của NS Nguyễn Văn Tý

motthegioi | 03/08/2016, 12:06

Nhạc sĩ của các bản nhạc "Mẹ yêu con", "Tấm áo mẹ vá năm xưa", "Bài ca năm tấn", "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh", "Dáng đứng Bến Tre"... đã vào lứa tuổi 94. Ông đang chống chọi với những căn bệnh tuổi già với sự cô độc cuối đời.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có 2 cô con gái với 2 bà vợ. Sau khi cưới nhauchừng hơn 1 năm, người vợ đầu tiên của ông vì bị bệnh tim bẩm sinh nên đã mất khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý gửi con gái cho bà ngoại nuôi. Còn ông thì lang bạt đi thực tế và sáng tác nhạc ở nhiều tỉnh thành khắp miền Bắc.

Cô cháu bà con xa bên vợ gọi ông bằng dượng đang nấu ăn trong bếp

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương thấy hoàn cảnh của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý như vậy, thì rất muốn chia sẻ. Ông đã động viên người em gái ruột của mình tới chắp nối tơ duyên với tác giả của "Tấm áo mẹ vá năm xưa". Ông khoe về bạn mình là "một người đàn ông vừa rất đẹp trai vừa có nhiều tài lẻ".

Khi ấy, em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cũng đã qua 1 đời chồng và có 5 người con. Lần đầu gặp nhau, bà hỏi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: "Nghe anh trai tôi nói anh rất đẹp trai lại còn có tài. Người thì tôi gặp đây rồi, còn tài thì là thế nào, anh nói tôi nghe được không?". Nghe vậy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nói: "Tôi chẳng có tài cán gì cả. Nếu bà thương tôi thì bà về chung nhà với tôi".

Từ căn gác gỗ xập xệ nhìn xuống cầu thang

Sau lần gặp gỡ duy nhất ấy, cả hai ông bà "rổ rá cạp lại", về nhà chung sống cùng nhau, sinh được cô con gái. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể: "Bà nhà tôi đã có 5 người con riêng rồi, nhưng tôi thương bà ấy lắm. Năm 1975, tôi được tổ chức phân công vào Sài Gòn công tác. Vợ, con cùng theo tôi vào. Riêng cô con gái lớn vẫn ở Hà Nội từ đó cho tới nay".

Căn nhà của nhạc sĩ đã xuống cấp trầm trọng

Vào Sài Gòn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được nhà nước phân cho căn nhà mặt tiền trêncon đường nhỏ tại gần khu chợ Tân Định, Q.1. Sau đó, ông bà đã bán đi, mua căn nhà nhỏ hơn trong hẻm. Phần tiền còn lại thì để ăn dè hà tiện sinh sống tuổi già. Cách nay chục năm, vợ nhạc sĩ đã qua đời, để lại ông sống một mình cùng gia đình người cháu bà con xa bên vợ.

Vẻ hoang tàn bên trong căn nhà

Trong căn nhà hiện nay của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trong con hẻm nhỏ đường Trần Khắc Chân, Q.1, đồ đạc cũ để lung tung phèng. Nhạc sĩ đã quá già yếu nên không di chuyển được. Thời gian chủ yếu ông nằm trên giường để ngủ. Việc vệ sinh cá nhân cũng được thực hiện ngay bên cạnh, nhờ việc thiết kế chiếc bô để dưới chiếc ghế gỗ.

Nhạc sĩ cho biết, cô con gái lớn ở Hà Nội nên không có điều kiện để vào thăm ông thường xuyên, ông rất thương người con gái này vì đã chịu nhiều thiệt thòi mất mẹ sớm, thiếu bàn tay chăm sóc của bố.

Mọi sự giúp đỡ về ăn uống, giặt giũ đồ đạc của nhạc sĩ phụ thuộc hết vào cô cháu bà con xa bên vợ gọi ông bằng dượng, cũng đã ngoài 50 tuổi. Người cháu này của nhạc sĩ cho biết, khoảng hơn 1 năm nay, cô con gái của ông sống tại Sài Gòn nhưng vì lý do riêng tư nào đó mà không ghé tới thăm cha.

Mỗi bữa nhạc sĩ ăn được nửa chén cơm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã mếu máo cho biết, ông rất buồn khi trải qua những tháng ngày cuối đời trong bệnh tật và cô đơn. "Nếu có con cháu ở xung quanh, thì tôi đỡ buồn hơn rất nhiều", ông chia sẻ.
Được biết mỗi quý, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vẫn nhận tiền tác quyền các nhạc phẩm của mình.

Theo Sam/PhunuVietNam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
19 phút trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc sống đơn độc, buồn tẻ trong căn nhà ngập đồ cũ của NS Nguyễn Văn Tý