Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Bộ Công an kết luận cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi, nên “không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự”.

Cựu lãnh đạo Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong vụ Việt Á?

Nhã Thanh | 20/08/2023, 17:04

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Bộ Công an kết luận cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi, nên “không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự”.

Trong vụ Việt Á, theo kết luận điều tra (KLĐT) của Cơ quan CSĐT, Bộ Công an, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn (cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính) và ông Nguyễn Anh Tuấn (cựu Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính) có trách nhiệm trong việc ban hành Thông báo số 266 ngày 27.3.2020 nêu giá hiệp thương 470.000 đồng/test là tạm tính, không có trong quy định của Luật Giá.

Tuy nhiên, mục đích sử dụng là để tạm thanh toán, không sử dụng làm căn cứ quyết toán.

Khi thấy giá test xét nghiệm không có căn cứ, họ đã trao đổi với Bộ Y tế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế kiểm tra giá. Khi kiểm tra giá, họ đã đề nghị Bộ Y tế xác định rõ tính phù hợp của nguyên liệu sản xuất sinh phẩm làm cơ sở rà soát chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Điều này để xác định chính xác giá test xét nghiệm.

Cơ quan CSĐT kết luận 2 cựu lãnh đạo này của Bộ Tài chính không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, không có sự thông đồng với Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á). Ngoài ra, họ cũng không được hưởng lợi; chủ động khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất tội phạm và người phạm tội.

Vì vậy, “không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự đối với 2 người trên”, kết luận nêu rõ.

viet-a.png
Sản phẩm kit test của Công ty Việt Á - Ảnh: T.L

Cụ thể, theo KLĐT, khi hiệp thương, hồ sơ hiệp thương của Bộ Y tế còn thiếu Bảng chi tiết yếu tố hình thành giá và Công ty Việt Á còn thiếu các căn cứ tính giá theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 56/2014 của Bộ Tài chính.

Nguyễn Nam Liên (khi đó là Vụ trưởng Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế; hiện là bị can trong vụ án) đã đại diện Bộ Y tế quyết định giá hiệp thương 470.000 đồng/test không có căn cứ.

Nhận thấy điều này, ông Nguyễn Anh Tuấn đã báo cáo và được ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn (khi đó là Thứ trưởng Bộ Tài chính) chỉ đạo ký Thông báo số 266 nêu giá hiệp thương 470.000 đồng/test là “tạm tính” để thực hiện giao hàng và tạm thanh toán, không có trong quy định của Luật Giá.

Theo kết luận, việc ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn chỉ đạo và Nguyễn Anh Tuấn đưa nội dung giá tạm tính nhằm bảo vệ ngân sách nhà nước không bị thiệt hại, thất thoát, lãng phí.

Sau khi hiệp thương, ông Nguyễn Anh Tuấn đã tham mưu để Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký văn bản của Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế sớm kiểm tra giá hiệp thương, xác định giá chính thức để làm căn cứ thanh toán nhưng Bộ Y tế không thực hiện.

Sau đó, ông Nguyễn Anh Tuấn tiếp tục tham mưu để Thứ trưởng ký văn bản của Bộ Tài chính, báo cáo và kiến nghị để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế kiểm tra giá hiệp thương.

Liên quan đến việc kiểm tra giá hiệp thương, ông Nguyễn Anh Tuấn được Bộ Tài chính phân công làm Phó trưởng Đoàn kiểm tra giá. Khi kiểm tra, ông Tuấn và thành viên đoàn được Nguyễn Nam Liên (khi đó là trưởng đoàn) phân công kiểm tra chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (chiếm 21% giá thành trong phương án giá hiệp thương).

Quá trình kiểm tra, nhóm kiểm tra của Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, xác định một số khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ, chi phí nhân công giảm do tính cả chi phí nhân công bộ phận khác vào bộ phận sản xuất sinh phẩm.

Nhóm đã đề nghị Nguyễn Nam Liên chỉ đạo xác định rõ tính phù hợp của nguyên liệu sản xuất sinh phẩm làm cơ sở rà soát chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Sau khi cùng đoàn Bộ Y tế thực hiện việc kiểm tra giá tại Công ty Việt Á, ông Nguyễn Anh Tuấn đã báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra.

“Việc đoàn kiểm tra chưa có kết luận về giá hiệp thương, nguyên nhân chính là chưa có kết quả kiểm tra về nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất test xét nghiệm bị thay đổi. Trách nhiệm thuộc về Nguyễn Nam Liên - Trưởng Đoàn kiểm tra giá hiệp thương”, KLĐT của Cơ quan CSĐT nêu rõ.

Bài liên quan
Những Bộ trưởng, Thứ trưởng nào không bị xử lý hình sự trong vụ Việt Á?
Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng làm rõ trách nhiệm của nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan, song họ không bị xem xét xử lý hình sự.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu lãnh đạo Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong vụ Việt Á?