Một phụ nữ bị khối u đa nang lách khổng lồ, dài 0,5m nặng đến 5kg đang chèn ép thận, tụy và đẩy lá gan qua một bên, có nguy cơ vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chiều 4.9, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bị u đa nang lách với khối u có kích thước khổng lồ nặng đến 5kg.Đây là một trường hợp mắc bệnh rất hiếm lại còn có kích thước quá khổng lồ.
Theo Ths.BS Nguyễn Xuân Hoà - Khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ, Bệnh viện Thống Nhất thì bệnh nhân có căn bệnh đặc biệt trên là chị L.T.L.(29 tuổi, quê Tiền Giang, hiện ngụ quận Bình Tân, TP.HCM). Chị L. được chuyển đến bệnh viện trong tình trạngđau bụng, có khối gồ lớn bên trái.Tại đây, các các sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị u đa nang lách.
Quakhai thác bệnh sử được biết, trước đó bệnh nhân này đã phát hiện mắc phải căn bệnh u đa nang lách vàđược khuyên mổ nhưng do không có điều kiện nên bệnh nhân chưa mổ.
Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng thì phát hiện lách của bệnh nhân phát triển quá lớn, nếu không mổ có nguy cơ vỡ rất cao.
Khối u đa nang lách khổng lồ dài 0,5m, nặng đến 5kg được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân trong sự vui mừng của bác sĩ - Ảnh: BVCC
“Nếu u vỡ sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân vì gây chảy máu nhiều trong ổ bụng, nhiễm trùng. Vì vậy, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật và được bệnh nhân và gia đình đồng ý”, bác sĩ Hòa nói.
Bác sĩ Hòa cho biết, ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ. Các bác sĩ đã cắt bỏ lách u đa nang cho bệnh nhân. “U lách có kích thước khổng lồ hơn 50x35 cm, nặng 5 kg, chiếm hết chiều dài khoang bụng của bệnh nhân. U đa nang lách từ vị trí lách (ngang xương sườn) kéo dài đến rốn, chèn ép tụy, thận và đẩy lá gan lệch hẳn qua phải”, bác sĩ Hòa cho biết thêm.
Theo bác sĩ Hòa, bệnh lý u đa nangghi nhận nhiều,chiếm 2% dân số nhưng đa nang lách lại là trường hợp hiếm, chiếm khoảng 0,5%. Đặc biệt, u đa nang lách có kích thước lớn khổng lồ như bệnh nhân trên là rất hiếm. Bệnh lý đa nang lách thường là bệnh lành tính, thường do bẩm sinh và lớn dần qua thời gian. Bệnh phát hiện sớm qua siêu âm và có thể xử lý sớm.
Hồ Quang