Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ đã cứu sống bệnh nhân bị ngộ độc nông dược biến chứng Methemoglobin máu mức độ nặng.

Cứu sống bệnh nhân ngộ độc thuốc sâu đã chờ chết

Kim Cương | 06/07/2021, 20:30

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ đã cứu sống bệnh nhân bị ngộ độc nông dược biến chứng Methemoglobin máu mức độ nặng.

Ngày 6.7, đại diện Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ cho biết vừa cấp cứu thành công bệnh nhân N.V.U.E. (36 tuổi, ngụ H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) trong tình trạng “thập tử nhất sinh”.

Trước đó, người nhà phát hiện bệnh nhân nằm bất tỉnh, toàn thân tím tái bên cạnh chai thuốc sâu (chưa rõ loại). Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch: Hôn mê sâu, thở ngáp, da niêm xanh tím, SPO2 70%.

Các bác sĩ nhanh chóng cho bệnh nhân đặt nội khí quản, thở máy với nồng độ oxy liều cao, đặt sonde dạ dày, bơm than hoạt tính, truyền dịch để tăng thải độc. Xét nghiệm khí máu động mạch mặc dù PAO2 rất cao, nhưng máu bệnh nhân vẫn màu nâu đen, SPO2 vẫn không cải thiện, bệnh nhân tím ngày càng nhiều. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị Methemoglobin máu mức độ nặng, tiên lượng tử vong.

Do tình trạng bệnh nặng và không có thuốc giải độc đặc hiệu nên Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ dự kiến chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Song do điều kiện kinh tế quá khó khăn, gia đình bệnh nhân đã xin được ở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị.

sua.jpg
Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch - Ảnh: CTV

Theo Ths.BS Lê Thị Cẩm Hồng, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân giải độc bằng Methylen Blue đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường chế phẩm Methylen Blue dạng tiêm truyền rất khan hiếm, tại bệnh viện không có sẵn loại thuốc này nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, đa phần sẽ chuyển lên tuyến trên.

Hiểu được hoàn cảnh của gia đình bệnh nhân, ê kíp tiếp nhận điều trị với quyết tâm còn nước còn tát. Sau 6 giờ điều trị thở máy nồng độ oxy 100% kết hợp với vitamin C tiêm tĩnh mạch liều cao, tình trạng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển xấu dần, SPO2 giảm dần, nhịp tim chậm dần. Chứng kiến bệnh nhân đang tiến dần đến “cửa tử”, lập tức ê kíp trực hồi sức tích cực đã hội ý với BS.CKII. Phan Thị Phụng - Trưởng khoa và quyết định tiến hành áp dụng biện pháp cuối cùng là thay máu cho bệnh nhân.

Ê kíp trực đã tiến hành trích bỏ gần 1.500 ml máu toàn phần của bệnh nhân và truyền hoàn lại 1.400 ml hồng cầu lắng cùng 600 ml huyết tương tươi đông lạnh cùng nhóm. Sau quá trình thay máu, da niêm bệnh nhân hồng dần lên, nhịp tim trở về bình thường, máu của bệnh nhân từ đen sậm do nhiễm độc đỏ dần lên, SpO2 từ 70 % lên 95%.

Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, hồng hào trở lại, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và được rút nội khí quản.

Bài liên quan
Cần Thơ: Ngày 26.4 thông xe cầu Trần Hoàng Na
Chiều 25.4, Ban quản lý dự án ODA TP.Cần Thơ đã có thông báo về việc cầu Trần Hoàng Na chính thức được khai thác, sử dụng trong ngày mai 26.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứu sống bệnh nhân ngộ độc thuốc sâu đã chờ chết