Nếu phải phẫu thuật hở để xử lý tình trạng nhiễm trùng đường mật rất nặng do sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật – suy thận cấp thì khả năng bệnh nhân sẽ không qua khỏi, do sức khỏe yếu và quá lớn tuổi, nên các bác sĩ đã thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) đặt stent giải áp đường mật thành công, cứu cụ bà thoát khỏi nguy kịch.

Cứu sống cụ bà gần 100 tuổi nhiễm trùng đường mật nguy hiểm

Hồ Quang | 29/08/2019, 18:44

Nếu phải phẫu thuật hở để xử lý tình trạng nhiễm trùng đường mật rất nặng do sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật – suy thận cấp thì khả năng bệnh nhân sẽ không qua khỏi, do sức khỏe yếu và quá lớn tuổi, nên các bác sĩ đã thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) đặt stent giải áp đường mật thành công, cứu cụ bà thoát khỏi nguy kịch.

Ngày 29.8, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay các bác sĩ ở đây vừa cứu thành công cụ bà gần 100 tuổi bị nhiễm trùng đường mật rất nặng do sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật bằng kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Theo người nhà cụ bà H.T.D (97 tuổi, ngụ ở quận 4, TP.HCM), dù cụ không có tiền căn bất thường gì về bệnh lý, nhưng cách đây khoảng 4 ngày, cụ bất ngờ bỏ ăn, đau bụng thượng vị và hạ sườn phải, sau đó sốt lạnh run, vàng da vàng mắt.

Người nhà lập tức chuyển đến bệnh viện quận, nhưng các bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh quá nặng liền chuyểncụ đến Bệnh viện Nhân dân 115.

Qua thăm khám, bác sĩ ở đây ghi nhận bệnh nhân tĩnh, vàng da vàng mắt, sốt lạnh run từng cơn, buồn nôn, ấn chẩn đau hạ sườn phải.

Sau khi thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân giãn lớn đường mật trong và ngoài gan, đường kính ống mật chủ khoảng 17mm; sỏi túi mật có đường kính ngang khoảng 30mm, thành túi mật mỏng; giãn ống tụy chính, đường kính khoảng 7mm. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng đường mật nặng do sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật – suy thận cấp.

Ths-BS Nguyễn Thế Toàn (Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115) cho biết dù bệnh nhân đã được điều trị bằng khángsinh liều caonhưng tình trạng trên vẫn không được cải thiện. Các bác sĩ quyết định phải can thiệp mới có thểcứu sống bệnh nhân.

“Rất may mắn, cuối cùng các bác sĩ đã thực hiện thành công phương pháp ERCPđể đặt stent giải áp đường mật, cứu bệnh nhân thoát khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Toàn nói.

Theo bác sĩ Toàn, bệnh nhân này cao tuổi nên nếu mổ mở có thể bệnh nhân sẽ không qua khỏi. Do đó để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trong giai đoạn cấp cứu này các bác sĩ quyết định làm ERCP để đặt stent giải áp đường mật cho bệnh nhân trước, sau vài tháng sẽ thực hiện ERCP lần 2 để lấy hết sỏi và lấy stent ra.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Toàn khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ hằng năm. Trường hợp phát hiện có sỏi đường mật thì nên tái khám 6 tháng/lần và khi có biến chứng cần đến ngay các cơ sở y tế có kỹ thuật nội soi để can thiệp.

Bệnh nhân bị sỏi đường mật nên thực hiện can thiệp sớm và chủ động, vì khi biến chứng xảy ra thì sẽ nguy hiểm hơn. Đối với bệnh nhân có sỏi túi mật có thể phẫu thuật cắt túi mật nội soi; còn bệnh nhân có sỏi ống mật chủ có thể làm ERCP. Riêng bệnh nhân có cả sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ nên thực hiện cả phẫu thuật cắt túi mật nội soi và ERCP trong cùng mộtlần phẫu thuật. Sau khi can thiệp bệnh nhân nên tái khám mỗi 3 đến 6 tháng vì sỏi có thể tái phát.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứu sống cụ bà gần 100 tuổi nhiễm trùng đường mật nguy hiểm